ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO (10). Dưỡng sanh Tánh Mạng (Đ.5)

ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO (10). Dưỡng sanh Tánh Mạng (Đ.5)


5.- DƯỠNG SANH TÁNH-MẠNG
 Đàn 1er Novembre - 1936 18 tháng 9 - Bính Tý Đức CAO-ĐÀI BỒ TÁT giáng điển. THI CAO Đại Hư-Vô quán Nhứt Trung, ĐÀI liên Bửu-phẩm hóa Thiên-trùng, BỒ-đề Tâm luyện minh Minh-Đức, TÁT Đạo thâm-vi dụng đại-hùng. Thầy các con. Thầy mừng các con. THI DƯỠNG-dục muôn loài trở lớn khôn, SANH linh giác-ngộ bảo Chơn-Hồn, TÁNH cùng Thiên-Lý thông Cơ Đạo, MẠNG lịnh Thầy truyền diệu Pháp-Môn.
 Đây, Thầy giải qua “Dưỡng sanh Tánh-Mạng”. Thầy lập Đạo tại xứ Nam nầy nhằm thời kỳ cuối cùng của nhơn-loại. Các con ôi! Vách tường sắp đổ, nạn khổ hầu kề, Thầy há nỡ điềm nhiên tịnh tọa để xem bầy con sắp phải tận vong, tiêu diệt sao! Thế nên Thầy phải không nài gay khổ, nhọc nhằn, đem mối Đạo mà cứu vớt các con trong hồi khẩn cấp nầy. + Đạo có Ba-Nguơn: Thượng-Ngươn hay là Ngươn Thượng-Đức Các con khá biết: Đạo có Ba Nguơn. Ba Nguơn ấy là cái số cuối cùng của Trời Đất. Trước hết mở đầu là Thượng-Nguơn. Thượng- Nguơn đây chính là Nguơn Tạo-Hóa, là Nguơn đã gầy dựng Càn-Khôn Võ Trụ. Vậy khi mới tạo Thiên lập Địa, nhơn loại sanh ra thì Tánh chất con người rất đỗi hồn hồn, ngạc ngạc, còn đang thuần phát, thiện lương, nên chi cứ thuận tùng Thiên-Lý mà hòa hiệp dưới trên, tương thân, tương ái. Thời kỳ ấy người người đồng hấp thụ khí thiên-nhiên, nên hằng cộng hưởng thanh nhàn, khoái lạc mà vui say mùi Đạo tháng ngày. Bởi đó đời Thượng-Cổ mới có danh là đời Thượng-Đức, mà Thượng-Nguơn ấy cũng kêu là Nguơn Thượng-Đức nữa. + Trung-Ngươn hay là Ngươn Thượng-Lực Kế đó bước qua Trung-Nguơn thì nhơn-tâm bất nhứt tập quán theo thói đời, thâm nhiễm nhiều nết xấu mới làm cho xa mất điểm thiện lương, bèn cậy ở sức mình mà hiếp bức lấy nhau, chém giết lẫn nhau, tương sát, tương tàn, mạnh còn, yếu mất thì mới sanh ra biết bao trường huyết chiến, không còn kể đồng loại, đồng chủng, đã lợt tình đồng nghĩa, đồng bào. Bởi đó đời Trung-Cổ mới có danh là đời Thượng-Lực, mà Trung-Nguơn ấy cũng kêu là Nguơn “Tranh-Đấu” nữa. + Hạ-Ngươn hay là Đời Mạt Kiếp Tiếp đến Hạ-Nguơn, sự tranh đấu ngày càng ráo riết, dữ tợn gớm ghê thì nhơn-loại lại chê sức mạnh mà dùng não cân, nên mới bày ra chước Quỷ, mưu Tà, kế sâu, bẫy độc, thiệt là khốc liệt phi thường. Song đó cũng lẽ tự nhiên, càng tranh đấu mới càng tấn hóa. Ngặt càng tranh đấu lắm lại càng ác liệt lắm. Nếu tranh đấu thét phải đến ngay thời kỳ tiêu diệt. Bởi đó đời hiện tại là đời Mạt Kiếp, còn Hạ-Nguơn nầy là Nguơn điêu tàn. + Ngươn Tái-Tạo Nhưng hễ loạn là tới trị, vong tất hưng, nên Nguơn tiêu diệt tất sẽ bước đến Nguơn Bảo-Tồn là Nguơn Đạo-Đức phục hưng, để sắp lập lại như đời Thượng-Cổ, thế nên cũng gọi là Nguơn Tái-Tạo. Vậy nhơn-loại bước qua thời kỳ nầy là thời kỳ quy nhứt thống, đại luân hồi của Thiên-Địa đó. Mà ngày nay đã đúng số nhứt định của Tạo-Đoan, đã tới Nguơn cuối cùng của Thiên-Địa, vì tính ra thì đã mười hai vạn chín ngàn sáu trăm năm, nên đã tới thời kỳ “Tạo Thiên, Lập Địa” một lần nữa. Các con! Ngày nay Thầy đã đến đây rồi là Thầy muốn ngửa tay ra mà tế độ các con, vậy các con phải nương níu lấy Đạo mầu, ráng luyện Chơn-Tánh cho thuần-dương thì ắt tránh khỏi cuộc dinh hư tiêu trưởng của đời sắp đến, nghe các con!!! Vả sự tu hành là phương giải thoát cuộc đời khốn nạn khổ tân, nên người Quân-tử hằng chú trọng về tinh thần mà cố gắng trau dồi Đạo-Đức. Các con phải biết rằng hễ muốn cho Chơn-Thần đặng tinh khiết thì phải giữ gìn thân thể cho tráng cường. Muốn dưỡng Phần Hồn tất phải nuôi Phần Xác. Bởi thế các con chẳng nên trọng “Vô” mà bỏ “Hữu”, hay là trọng “Hữu” bỏ “Vô”. Hữu-Vô phải nương níu với nhau cho mật thiết mới được. Phép tu phải đừng ép xác hủy mình, vì hễ xác phàm mà khương kiện thì Linh-Hồn mới đặng thông huyền.
+ Nuôi Phần Hồn Đây Thầy nói sơ sự “Nuôi Phần Hồn” cho các con rõ. -PHẬT-GIÁO thì chú trọng về “Hư-Vô Tịch Diệt”, để nuôi lấy Tâm-Thần, nên dùng phép Thiền tọa mà gìn lòng không cho xao động. -TIÊN-GIÁO thì thích sự “Thanh-Tịnh Vô-Vi”, để tự nhiên tùy tùng Thiên-Lý, cứ mãi gom, định trí cho đến chỗ yểu yểu minh minh, quyết không để cái Tâm lưu luyến hồng trần mà trợ lực cho Thất-tình, Lục-dục dấy lên làm quấy. -NHO-GIÁO cần “Tồn-Tâm, Dưỡng-Tánh”, chỉ tịnh tọa mà bảo dưỡng cho còn cái Tâm lạc thiện, hảo đức, cái Tánh tiết độ cao siêu. Còn Đạo của Thầy, các con biết tu luyện rồi thì bốn buổi công phu, lọc cái “tinh” cho trong sạch đặng bổ dưỡng cho Phần Hồn. Vậy thì mỗi ngày các con Công-phu bốn buổi là Nuôi Linh-Hồn. Các con chẳng nên bỏ một thời nào đặng Linh-Hồn nhờ khí ấy mà sáng suốt, khôn ngoan, cứng cát vậy. Thì giờ Công- phu của các con là giờ Linh-Hồn ăn uống. Ngoài ra, các con nên dưỡng trau Phần Hồn cho thanh khiết, thì cốt nhứt là đừng để Tâm-Thần lay động, phóng túng ra ngoài, cần phải giữ sao cho tự nhiên, yên tịnh luôn luôn mới được. + Lương Tâm Vả trong thân thể con người có chi báu trọng cao quý, yếu cần bằng cái “Lương-Tâm”? Nên Lương- Tâm ấy ví không còn nữa, ví đã tán tận đi rồi thì con người còn chi báu nữa đâu?? Mà con người dường ấy tất có khác gì kiến bọ dế trùng!! Sống kia như chết, có cũng bằng không. Hỡi ôi là khổ! Nay Thầy đã truyền giáo cho các con, các con phải ghi nhớ lấy lời Thầy dạy, ráng lo Dưỡng-Tánh, Tu-Tâm lắm lắm mới nên. Hễ muốn cho Linh-Hồn trong sạch nhẹ nhàng thì các con hằng ngày phải cần tập Tánh cho thiệt không không, đừng ghen ghét, giận hờn, buồn lo, sợ sệt chi chi hết ráo, để nuôi lấy tư tưởng cho thanh cao, phải ép kềm cái ý muốn của mình chớ để nó chấn động, dấy bừng mà làm điều sai quấy. Trong thân thể con người cũng phải biết chia ra phần nào lớn, phần nào nhỏ, đặng nuôi lớn, bỏ nhỏ, cho lớn khỏi mất quyền mà nhỏ đừng lấn thế. Chớ nếu bơ thờ lại để cho phần nhỏ lẫy lừng, ép đè phần lớn, tất là hại khốn chẳng vừa. Vậy phần lớn ấy là cái Lương-Tâm, còn phần nhỏ ấy là Tai với Mắt. Lương-Tâm ấy chính là Thần minh của Trời Đất đã phú ban cho, còn Tai, Mắt lại là mối giặc của Lương-Tâm mới khổ; các con nếu cứ để cho Tai, Mắt nó diêu động cái tấm lòng dục-vọng mà chôn lấp Lương-Tâm, rồi dằn chận xuống dưới Năm hòn Ngũ- trược, thì ôi thôi, há có dễ gì đào bới, xốc đỡ nó lên mà đem cái Lương-Tâm ra khỏi được đâu. Bởi vậy làm người là cần phải chủ lấy cái Tâm cho lắm đừng vọng niệm, chớ Tà Tâm, chẳng ghét ganh, không thù oán, cứ miễn sao cho tâm chí mãi được yên vui là quý nhứt. Ví gì miếng ngon, của quý mà hại lấy Linh-Hồn; tham chi sắc đẹp, mồi thơm mà lấp chôn Linh-Tánh? + Phải cữ Ngũ-huân Lại tu cũng cần phải cữ Ngũ-huân, phải cữ kiêng vật thực hằng ngày cho chính mới nên. Đã biết ăn cho ngon miệng mới nuôi được thân phàm, song nuôi thân tuy béo mà hại đến Linh-Hồn thì sao? Bởi vậy như loại Ngũ-huân là loại ăn vô có thể làm cho yếu ớt Linh-Hồn thì lẽ nào không cữ? + Tứ Đổ Tường Còn Bốn vách của đời là Sắc, Tài, Tửu, Khí, mà người tu nếu hễ mang vào thì thôi, có mong chi siêu rỗi nữa! Sắc hễ gần rồi thì Thần-Hồn hôn muội, Tài hễ máng đến thì Tâm Chí lo ra, Tửu hễ say mê thì Kim-Đơn hư hỏng, Khí hễ còn vướng thì Xá-Lợi tiêu tan. + Giận đốt cháy tiêu Kim- Đơn Mà cái độc nhứt chỉ là cái giận. Vì các con, dẫu Công-phu đến mấy chục năm, song các con nếu để cho lửa giận một phen bừng cháy thì cũng đủ thiêu đốt Kim-Đơn phải rã tan ra nước hết trơn. + Cữ trầu, thuốc Thậm chí những vật tầm thường như: thuốc, trầu mà không bỏ, tất cũng có hại cho Kim-Đơn nữa đó. Thế nên các con khá rõ mà dè dặt tiểu tâm vậy. TRƯỜNG THIÊN Ba Nguơn cũng sắp cuối cùng,
 Đất, Trời, Nhơn, Vật phải tùng Thiên-cơ; 
 Dinh-hư tiêu-trưởng đến giờ, Con thuyền Bát-Nhã, sẵn chờ rước đưa, Phật-Tiên đương lúc lọc lừa, Độ người căn kiếp, Thượng-Thừa bước lên, Người lo xây móng, đắp nền, Móng nền cứng cát, vững bền muôn thu. Làm sao mà gọi rằng Tu? Tu thì như thể đứa mù đi đêm; Khó khăn con chớ tị hiềm, Tâm-Hồn thanh tịnh, mỏng mềm, nhẫn kiên. Tu như giống một kẻ ghiền, Như người mê sắc, như siêng làm giàu, Bước lần từ thấp đến cao, Ngày đêm luyện tập, dồi dào Tâm-Linh. Đừng cho kẻ thế thị khinh, Các con nên phải quên mình là chi? Mặc tình những tiếng thị phi, Khó khăn, khảo đảo, chịu lỳ mà tu; Làm tuồng như thể đứa ngu, Khờ khờ tai mắt, giả mù, không nghe. Mùi đời chát ngắt, chua lè, Mùi Tiên nếm đặng, không the, ngọt bùi, Tu là thật sự mà vui, Chuyện chi gay cấn cũng xuôi cho rồi. Muốn sao thoát khổ luân hồi, Thì nay lập chí trau dồi Linh-Căn. Dễ mà uốn lúc còn măng, Sớm khuya đào luyện, giữ chăn chớ lìa. Đặng vầy thanh sử tạc bia, Con ôi, khóa chặt, không chìa làm sao? Chìa đây, Thầy sẽ sắp trao, Trao mà chọn lựa, con nào chí tâm! Muốn tu thì phải đi tầm, Tầm đường Chánh-Giác cao thâm mới tài, Ngày nay Thiên-Đạo hoằng khai, Quy-Nguyên Tam-Giáo, Cao-Đài chấn hưng, Bẫy giò nhiều lắm coi chừng, Lầm mưu vô ý, sỉa chưn, sụp giò, Đạo Trời khó dễ lường đo, Lấy ngao lường biển để cho mãn ngày, Thời kỳ nhơn-vật đổi thay, Nên chi Thầy mới ra tay độ Hồn: Thầy là Chúa Cả Càn-Khôn, Nhưng không thể sửa Pháp Công Thiên-Điều, Thấy con phạm tội rất nhiều, Thương con xuống thế, dắt dìu các con: Đông-phương, hồng phước cũng còn, Nên chi Tiên-Phật chiều lòn độ nhơn. Đạo Đời hai lẽ nào hơn? Chí Tâm Quân-tử, chớ sờn dạ tu. Tái cầu sẽ tiếp. Các con xuất Đàn lo tu cho Đồng-tử nghỉ định thần. Thầy ban ơn.
  TÁI CẦU Ngọc-Thanh Tiên-Nương là một bà Tiên mới của Đạo Cao-Đài, phái Chiếu-Minh. THI NGỌC sắc Thiên-ân quyển Đại-Thừa, THANH nhàn giáng bút, tỉnh mây mưa; TIÊN phàm khác hẳn, mê hay giác, NƯƠNG cụm mây xanh chí rất vừa. Bần Nữ chào chư hiền Đạo Tâm. Bần Nữ giáng Đàn có lịnh Thầy sai tiếp bài “Thánh-Huấn”. Tiếp Bài:

TRƯỜNG-THIÊN Chuyên cần đào luyện Công-phu, Cho thuần Đạo-Đức, nhẫn nhu ôn hòa. Song tu Tánh-Mạng cho già, Âm tiêu, dương thới, mới là siêu thăng. Khuyên đừng lầm lỗi ăn năn, Để Tâm thanh-tịnh mót cằn Quả Công. Làm cho Thần-Khí giao thông, Hồi quang phản chiếu; Cọp, Rồng xuống lên. Sự chi phải giả đò quên, Rèn lòng tu luyện mà đền tội xưa. Đã vào thọ pháp Đại-Thừa, Làm sao Hạnh-Đức cho vừa chúng sanh? Tánh, Tâm tập lấy gương lành, Trí tri cách vật cho rành phận ta; Dưỡng sanh Tánh Mạng diềm dà, Cữ kiêng cho hợp, theo mà vệ sanh. Tâm Đạo, tịnh tịnh, thanh thanh, Cướp cơ Tạo-Hóa, vận hành hạo nhiên. Làm cho khí tụ Đơn-Điền, Làm sao “hống” kết với “diên”, Thai thành? Muốn cho hạp với dưỡng sanh, Tu luyện Tánh-Mạng cao thanh thiện từ; Trời lập đảnh, Đất an lư, Xây lò Bát-Quái huyền hư Tâm thành. THI Thành Đạo là nhờ một cái Tâm, Tâm-Linh giác ngộ khỏi sai lầm; Lầm đường Ma-Quỷ không phương thoát, Nhiễm thói hung hăng, hóa thú cầm. Cầm cân Tạo-Hóa rất công-minh, Lành thưởng phước ban, dữ phạt hành; Một mảy không ly, đời tưởng dễ, Nạn tai dường ấy cũng chưa kinh! Chưa kinh sợ cứ họa gây hoài, Khuyên bảo dường như nó đã chai! Cười... Đạo-Đức giả lơ không biết tới, Sắc, Tài bàn đến thật là hay! Bần nữ xin kiếu./. 
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

google translation

Blogger Tips And Tricks|Latest Tips For BloggersFree BacklinksBlogger Tips And Tricks
English French German Spain Italian Dutch Russian Portuguese Japanese Korean Arabic Chinese Simplified
Powered By google

Tìm kiếm trong Blog này

LỜI NGỎ

Kính quý Huynh Tỷ, Đây là trang cá nhân, các bài được sưu tầm trên mạng để học hỏi và chia sẽ với bạn Đạo . Kính

XEM NHIỀU NHỨT

BÀI MỚI

Lưu trữ

Bài đăng phổ biến