ĐỨC ĐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ (phần 05)

Share:

ĐỨC ĐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ (phần 04)

Share:

ĐỨC ĐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ (phần 03)

Share:

ĐỨC ĐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ (phần 02)

Share:

ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG (phần 02)

Share:

ĐỨC ĐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ (phần 01)

Share:

ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG (phần 01)

Share:

ẤN CHỨNG THIỀN ĐỊNH

Share:

Ăn Cơm Có Canh Tu Hành Có Bạn - TTV Huệ Khải

Share:

Dấu Chân Phía Trước - TTV Huệ Khải

Share:

Tiếng Nói Tri Âm - TTV Huệ Khải

Share:

Lòng Con Tin Đấng Cao Đài - TTV Huệ Khải

Share:

Vọng Một Ánh Sao - TTV Huệ Khải

Share:

Tâm Pháp Giải Trần Lao - TTV Huệ Khải

Share:

Mùa Xuân Tất Thắng - TTV Huệ Khải

Share:

Luân Lý Nho Giáo Trong Kinh Thế Đạo Cao Đài - TTV Huệ Khải

Share:

Một Ngày Sống Đạo Của Người Tín Đồ Cao Đài - TTV Huệ Khải

Share:

Một Dòng Bát Nhã - TTV Diệu Nguyên

Share:

Vun Tưới Cội Xuân Tâm - TTV Diệu Nguyên

Share:

Đức Giêsu Kitô Đã Trở Lại - TTV Diệu Nguyên

Share:

An Thuận Quả Duyên - TTV Diệu Nguyên

Share:

Ẩn Ác Dương Thiện - TTV Diệu Nguyên

Share:

Bất Vọng Sơ Tâm Phương Đắc Thủy Chung - TTV Diệu Nguyên

Share:

Đào Lý Bất Ngôn Hạ Tự Thành Khê - TTV Diệu Nguyên

Share:

Thánh Đường Nội Tâm - TTV Diệu Nguyên

Share:

Thiên Đàng Địa Ngục Hai Bên - TTV Diệu Nguyên

Share:

Thuốc Tiên - TTV Diệu Nguyên

Share:

Tiên Trách Kỷ - TTV Diệu Nguyên

Share:

Đại Ân Xá Kỳ Ba - TTV Diệu Nguyên

Share:

Chiến Thắng Vạn Quân Không Bằng Tự Chiến Thắng Mình - TTV Diệu Nguyên

Share:

Ánh Sáng Của Trần Gian - TTV Diệu Nguyên

Share:

Đề Thi Chỉ Có Tâm Và Cảnh - TTV Diệu Nguyên

Share:

Đại Ơn Cứu Độ Của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm - TTV Diệu Nguyên

Share:

Kết Dải Đồng Tâm - TTV Diệu Nguyên

Share:

Đức Thịnh Thời Hưng - TTV Diệu Nguyên

Share:

Người Tu Học Tánh Của Nước - TTV Diệu Nguyên

Share:

Tám Gió Không Lay Mười Hung Chẳng Phạm - TTV Diệu Nguyên

Share:

Vạn Giáo Đồng Nguyên - TTV Diệu Nguyên

Share:

Ích Lợi Của Việc Cúng Kính - TTV Diệu Nguyên

Share:

Tình Thương: Phương Thuốc Nhiệm Mầu - TTV Diệu Nguyên

Share:

Sám Hối - TTV Diệu Nguyên

Share:

Hiếu Đạo Theo Giáo Lý Cao Đài - TTV Diệu Nguyên

Share:

Tín, Nguyện, Hạnh - TTV Diệu Nguyên

Share:

Hãy Xây Dựng Về Mặt Tinh Thần - TTV Diệu Nguyên

Share:

Thánh giáo Thầy mẹ dạy 2

Share:

Thánh Giáo Thầy Mẹ dạy 1


Share:

Cho quê hương tôi

Share:

Nơi có tình thương

Share:

Nguồn sống vô biên

Share:

Sinh Nhựt Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương


Share:

Bửu pháp quy tức

Share:

02 Bài giảng chữ TU - HT.Chơn Lý

Share:

01 Bài giảng chữ TU - HT. Chơn Lý

Share:

Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý

Share:

Nhạc Niệm NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT 03

Share:

Nhạc Niệm NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT 02

Share:

Nhạc Niệm NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT 01

Share:

02 Hạt giống tình thương

Share:

01 Hạt giống tình thương

Share:

ĂN CHAY - Bảo Pháp NGUYỄN TRUNG HẬU

Share:

GIÁO LÝ - TIẾP PHÁP TRƯƠNG VĂN TRÀNG

Share:

CHƠN LÝ - NGUYỄN TRUNG HẬU

Share:

Đạo Cao Đài Châu Thân Giải | Cao Đài Giáo

Share:

Giáo Lý Đạo Cao Đài - Phần 7 | Cao Đài Giáo

Share:

Giáo Lý Đạo Cao Đài - Phần 6 | Cao Đài Giáo

Share:

Hội Lý Xiển Chơn Luận | Cao Đài Giáo

Share:

Giáo Lý Đạo Cao Đài - Phần 5 | Cao Đài Giáo

Share:

Giáo Lý Đạo Cao Đài - Phần 4 | Cao Đài Giáo

Share:

Giáo Lý Đạo Cao Đài - Phần 3 | Cao Đài Giáo

Share:

Giáo Lý Đạo Cao Đài - Phần 2 | Cao Đài Giáo

Share:

Tam Trấn Quan Thánh Đế Quân- - TTV Dieu Nguyên


Share:

Đức Quan Thế Âm trong TKPĐ - TTV Ngọc Diêu

Share:

Thuyết minh về ngày răm tháng 7 - TTV Ngọc Diêu

Share:

Xuân đạo đức 02

Share:

Xuân đạo đức 01

Share:

Tu Chơn Thiệp Quyết

Share:

Đạo pháp bí giải

Share:

Khai mở con mắt thứ 3

Share:

02 Thánh giáo sưu tập B

Share:

01 Thánh giáo sưu tập A

Share:

Hạnh nguyện và công đức Quan Thế Âm

Share:

Chương trình Long Hoa Đại Hội

Share:

Tam Nhựt Đàn

Share:

Ngọc Lộ Kim Bàn



NGỌC LỘ KIM BÀN
 Ngọc Lộ Kim Bàn Có hai quyển: 
1. đã có từ 1931 do Lâm Xương Quang Diễn Nghĩa. Khi qua VN được dịch lại ấn tống 1933, từ đó tam sao thất bổn, đánh máy lại nhiều lần ... nên ít có lưu truyền... 2014, đã soạn lại nhưng có chỗ (???) không hiểu. Có tìm bản chữ Hán nhưng chưa gặp. 
 2. Trong lúc không biết là sao vô tình nghe băng đọc bản Chấp Bút... Người dọc hơi khó nghe... nên ghi lại và ấn tống nhưng khi nghe lại vẫn còn có chỗ không đúng như câu : "Dìu Nhơn sanh hướng ngõ môn thiền", Đúng ra là: Dìu Nhơn Sanh hướng ngõ Môn Thiên hay Thiên Môn thì đúng hơn. Điều tôi muốn nhắn nhủ với quý vị: Thay vào bộ quần áo cổ trang chúng ta nên cho các nhân vật mặc quần áo thời hiện nay... thì sẽ hiểu tất cả...
Share:

Huấn từ Đức Chí Tôn

Share:

18 Tam Thừa Chơn Giáo 18

Share:

17 Tam Thừa Chơn Giáo 17

Share:

16 Tam Thừa Chơn Giáo 16

Share:

15 Tam Thừa Chơn Giáo 15

Share:

14 Tam Thừa Chơn Giáo 14

Share:

13 Tam Thừa Chơn Giáo 13

Share:

12 Tam Thừa Chơn Giáo 12

Share:

11 Tam Thừa Chơn Giáo 11

Share:

10 Tam Thừa Chơn Giáo 10

Share:

09 Tam Thừa Chơn Giáo 09

Share:

08 Tam Thừa Chơn Giáo 08

Share:

07 Tam Thừa Chơn Giáo 07

Share:

06 Tam Thừa Chơn Giáo 06

Share:

05 Tam Thừa Chơn Giáo 05

Share:

04 Tam Thừa Chơn Giáo 04

Share:

03 Tam Thừa Chơn Giáo 03

Share:

02 Tam Thừa Chơn Giáo 02

Share:

01 Tam Thừa Chơn Giáo 01

Share:

03 Thánh Giáo Đức Gia Tô Giáo Chủ (3)


Thánh Giáo Đức Gia Tô Giáo Chủ (3)
Share:

02 Thánh Giáo Đức Gia Tô Giáo Chủ (2)


Thánh Giáo Đức Gia Tô Giáo Chủ (2)
Share:

01 Thánh Giáo Đức Gia Tô Giáo Chủ (1)


Thánh Giáo Đức Gia Tô Giáo Chủ (1)
Share:

05 Thánh Giáo Đông Phương Lão Tổ (phần 5)


Thánh Giáo Đông Phương Lão Tổ (phần 5)
Share:

04 Thánh Giáo Đông Phương Lão Tổ (phần 4)


Thánh Giáo Đông Phương Lão Tổ (phần 4)
Share:

03 Thánh Giáo Đông Phương Lão Tổ (phần 3)



03 Thánh Giáo Đông Phương Lão Tổ (phần 3)
Share:

02 Thánh Giáo Đông Phương Lão Tổ (phần 2)


Thánh Giáo Đông Phương Lão Tổ (phần 2) 
Share:

01 Thánh Giáo Đông Phương Lão Tổ (phần 1)


Thánh Giáo Đông Phương Lão Tổ (phần 1)
Share:

Thánh Huấn Hiệp Tuyễn II

Share:

Thánh Huấn Hiệp Tuyễn I

Share:

Bồ Tát chỉ ngồi để thấy...

Bồ Tát chỉ ngồi để thấy...
(Chuyện Cái Kén Cuả Con Bướm)


Một người nọ nhìn thấy cái kén của con bướm. Sau đó, anh thấy một cái lổ nhỏ xuất hiện. Anh ngồi chăm chú theo dõi con bướm trong vài giờ đồng hồ và thấy nó cố gắng vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó. Rồi dường như nó không có thêm một tiến triển nào nữa. Trông cứ như thể nó đã làm hết mức có thể rồi và không thể xoay xở gì thêm được.


Thấy tội nghiệp nên người đàn ông quyết định giúp con bướm. Anh lấy một cái kéo và cắt cái kén. Con bướm dễ dàng thoát ra. Nhưng nó có một cái thân căng phồng và đôi cánh nhỏ bé, teo quắt. Thế là, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể sưng phồng và đôi cánh co lại. Nó không bao giờ bay được...


Cho nên Quy tắc thứ ba của người Ấn độ : "Trong mỗi khoảnh khắc mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm".


Người đàn ông tốt bụng đã không hiểu rằng chiếc kén chật hẹp và sự vùng vẫy của con bướm để chui qua được cái lỗ nhỏ ấy chính là cái cách mà Tạo Hóa buộc chất lỏng trong thân con bướm chảy vào cánh để sẵn sàng cho nó có đủ sức mạnh để cất cánh bay...


Vì vậy, đừng bao giờ tin vào quan niệm Bồ Tát độ mình cả, nếu Bồ Tát đến độ mình tức là Bồ Tát can thiệp vào việc mình cần phải làm là để thoát ra khỏi cái kén (thoát khỏi vô minh) chính mình là người cần phải mở ra mọi cái mà mình đã trói buộc vào, không có Bồ Tát nào làm thay cho mình...


 Quan niệm Bồ Tát cứu độ bị hiểu sai kiểu như người mẹ giúp con " thôi con đừng đánh vần để mẹ đánh vần cho... Con đừng làm toán để mẹ làm toán cho...vân vân...và vân vân..."


Bồ Tát chỉ ngồi để thấy, để xem mình đau khổ như thế nào và thoát khỏi đau khổ như thế nào... mà tâm Ngài vẫn hoàn toàn bất động, đó mới chính là Bồ Tát chân chính nhất.


Qua câu chuyện trên, con nhộng chỉ cần đợi thêm một chút nữa, nó có thể tự vùng vẫy thoát ra khỏi cái kén, thì nó mới đủ sức mạnh cất cánh bay cao... cũng như con người ta cần phải chịu đựng đau khổ them một chút nữa thì mới có được bài học Giác Ngộ cho chính mình... Thế cho nên, Bồ Tát chỉ khai thị mà không có cứu độ... khai thị cho mọi người thấy ra mọi cái đã có sẳn nơi mỗi người, và để mọi người biết tự trở về với chính mình...


Trong Phật Giáo không có quan niệm có người khác cứu độ... đừng xin xỏ mong cầu mà trở thành mê tín...Đức Phật dạy, Pháp hộ trì người sống đúng Pháp, thuận Pháp... Những người sống thuận Pháp, khi gặp chuyện thì tự động có Chư Thiên hộ Pháp hộ trì... Cũng như một người sống đúng tốt thì được nhiều người tin tưởng giúp đỡ... Chân lý chính là Thực Tế chứ không phải ảo tưởng ...


Thiền sư Viên Minh
Share:

Của Mình - Của Người

Của Mình - Của Người 

Xưa có một cô gái mồ côi cha mẹ, không ai nuôi. Cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Tối lấy chiếu quấn nằm ngủ. Một hôm nghe nói Rằm Tháng Bảy cúng dường Tam Bảo có phước lắm, cô tự nghĩ làm sao mình tạo phước để khỏi nghèo khổ nữa.
Hôm đó xin được có hai xu, cô muốn cúng cái gì mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ vị nấu cơm: "Con xin được có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho". Vị ấy liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to, thế là chư Tăng đều được hưởng đầy đủ. Bẵng đi một thời gian dài, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng
muối nữa.
 
Lần lần lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường. Khi đó trong triều đình nhà Vua muốn chọn người làm vợ Thái Tử nhưng thấy mỹ nhân nào Thái Tử cũng từ chối. Vua ra lệnh cho các quan tìm người nào Thái Tử vừa ý sẽ được trọng thưởng. Bấy giờ một ông quan đi ngang vùng đó, thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ nơi đây chắc có dị nhân phước lớn.
Giờ trưa, trên đường trở về, ông thấy cô bé khoảng 16 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Ông đến gần nhìn, bất chợt cô bé thức dậy tốc chiếu ra. Thấy người con gái đẹp đẽ phi thường lại sống đầu đường xó chợ như vậy, ông tội nghiệp đem về nuôi. Cô được cho ăn mặc dạy dỗ đàng hoàng, tới năm cô 18 tuổi ông dẫn đến trình nhà Vua. Vua gọi Thái Tử lại, vừa thấy cô bé Thái Tử đẹp lòng ngay. Cô được Đông Cung Thái Tử cưới làm vợ. 
 
Khi Vua băng hà, Thái Tử lên ngôi vua và cô bé trở thành Hoàng Hậu. Khi làm Hoàng Hậu cô cứ nghĩ, không biết mình đã làm gì mà  được phước thế này. Chừng ấy mới nhớ chắc do việc cúng muối năm xưa mà ra. Một hôm, Hoàng Hậu sắm đủ thứ vật dụng sang trọng truyền chở vô ngôi chùa ngày xưa. 
 
Nhưng lúc trước chỉ với hai xu muối của cô bé ăn xin, mà thầy trụ trì nói bữa nay có đại thí chủ đến cúng dường, bảo chư Tăng đánh chiêng trống đón. Bây giờ Hoàng Hậu đem nhiều tài vật đến nhưng thầy trụ trì không đánh chuông trống đón. 
Lấy làm lạ, Hoàng Hậu gặp thầy trụ trì hỏi "Thưa Thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe chuông trống đánh rình rang. Ngày nay, con là Hoàng Hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì
hết?”.
Thầy đáp:
"Ngày xưa hai đồng xu rất quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói, nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là Hoàng Hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của dân chớ đâu phải của con.
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng.
 
Nghe vậy Hoàng Hậu giật mình, thức tỉnh.
 
 

 Sưu tầm

Share:

03- Lòng Từ Mẫu 1965-1969 - Thiên Đạo Vô Vi


03- Lòng Từ Mẫu 1965-1969 - Thiên Đạo Vô Vi
Share:

02- Lòng Từ Mẫu 1965-1969 - Thiên Đạo Vô Vi


02- Lòng Từ Mẫu 1965-1969 - Thiên Đạo Vô Vi
Share:

01- Lòng Từ Mẫu 1965-1969 - Thiên Đạo Vô Vi


01- Lòng Từ Mẫu 1965-1969 - Thiên Đạo Vô Vi
Share:

Đạo Lý Bất Ngôn - TTV Diệu Nguyên

Share:

Đức thịnh thời hưng - TTV Diêu Nguyên

Share:

Gương hạnh tu Đức Ngô Minh Chiêu - TTV Ngọc Diêu


Gương hạnh tu Đức Ngô Minh Chiêu
Share:

04 Lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng 04


04 Lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng 04
Share:

03 Lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng 03


03 Lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng 03
Share:

02 Lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng 02


02 Lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng 02
Share:

01 Lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng 01


01 Lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng 01
Share:

Lòng Từ Mẫu 1B


Lòng Từ Mẫu 1B
Share:

Lòng Từ Mẫu 1A


Lòng Từ Mẫu 1A
Share:

Vạn Hạnh Thiền Sư B

Vạn Hạnh Thiền Sư B
Share:

Vạn Hạnh Thiền Sư A

Vạn Hạnh Thiền Sư A
Share:

Thánh giáo chọn lọc B


Thánh giáo chọn lọc B
Share:

Thánh giáo chọn lọc A

Thánh giáo chọn lọc A
Share:

Thánh giáo của Đức Chí Tôn (Bài 21 - 30)


Thánh giáo của Đức Chí Tôn (Bài 21 - 30)
Share:

Thánh giáo của Đức Chí Tôn (Bài 11-20)


Thánh giáo của Đức Chí Tôn (Bài 11-20)
Share:

Thánh giáo của Đức Chí Tôn (Bài 1 - 10)


Thánh giáo của Đức Chí Tôn (Bài 1 - 10)



Share:

Khí công bát cẩm đoạn



Khí công bát cẩm đoạn
Share:

The Life Of Jesus Christ



The Life Of Jesus Christ
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
Share:

Đường lối hành đạo Cao Đài Tiên Thiên


Đường lối hành đạo Cao Đài Tiên Thiên

Share:

Khí công Bát Đoạn Cẩm Thể Dục Hạnh Phúc


Tự tập bài khí công Bát Đoạn Cẩm Thể Dục Hạnh Phúc
Share:

Bay khỏi mặt đật với công phu trì chú


Bay khỏi mặt đật với công phu trì chú
Share:

Thấu Hiểu Bản Thân Qua Thần Số Học


Thấu Hiểu Bản Thân Qua Thần Số Học
Share:

Thần số học là gì?


Thần số học là gì?
Share:

Đàn Bá Nhựt II

Share:

Đàn Bá Nhựt I

Share:

Bài giảng của Đức Lý III

Share:

Bài giảng của Đức Lý II

Share:

Bài giảng của Đức Lý I

Share:

Đạo Trưởng Chí Tín cuộc đời tu thân hành đạo

TỰ THUẬT CUỘC ĐỜI TU THÂN HÀNH ĐẠO CỦA CHÍ TÍN

I. CÁ NHÂN VÀ LIÊN HỆ GIA ĐÌNH
Sanh năm Mậu Ngọ (10-10-1918) tại thành phố Gò Công, nay thuộc Tiền Giang, trong gia đình tiểu thương nghèo.
Tộc danh là Lê Văn Bá. Thánh danh là Chí Tín.
Phụ mẫu: Cha là Lê Văn Còn, nguyên Giáo sư Phái Thượng Ban Chỉnh Đạo thuộc Hội Thánh Bến Tre của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (đạo Cao Đài), nguyên đầu họ Đạo Thánh Thất Bình Hòa, Gia Định, nay thuộc quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Ông đắc quả Minh Đức Đạo Nhơn, thường giáng cơ dạy đạo trong Cơ Quan Phổ Thông Giáo lý Cao Đài - nơi hai con Đạt Minh và Chí Tín hành đạo.
Mẹ là Phạm Thị Huỳnh, chức việc trong Ban cai quản Nữ phái của Thánh thất Bình Hòa, Gia Định.
Bào huynh là Lê Văn Non, Thánh danh Đạt Minh, nguyên giáo hữu họ Đạo Thánh Thất Bình Hòa, nhơn viên của Cơ Quan PTGLĐĐ, lãnh chức vụ từ Ngoại Giao Vụ, Nội Chánh Vụ, Tổng Thơ Ký đến ngày liễu đạo là Tham Lý Minh Đạo (trong tổ chức Cơ Quan PTGL Cao Đài Giáo Việt Nam từ buổi sơ khai cùng với Bào đệ là Chí Tín), ngày 13-8 Ất Sửu, 1985.
Hôn phối là Phạm Thị Mai, Thánh danh Bạch Đức, nhơn viên Ban chấp hành Nữ Chung Hòa, thuộc hệ thống Cơ Quan PTGL Đại Đạo.
Có 3 con, hai trai, một gái.

II. ĐỜI NIÊN THIẾU
Thuở nhỏ học trường tiểu học thành phố Gò Công. Đến năm 1932, theo cha mẹ di cư lên Bà Chiểu, Gia Định, vì nạn kinh tế khủng hoảng nên gặp khó khăn sanh sống ở quê nhà. Lên đây tiếp tục học trường tiểu học bà Chiểu cho đến khi thi đậu vào trường Trung học Pétrus Ký ở Chợ Quán (Saigon). Tốt nghiệp bằng trung học Pháp Việt (1938). Vì gia cảnh nên nghỉ học để thi vào làm thơ ký xưởng Ba Son (Arsenal) và sau 3 năm, thi đổ vào Sở thương chánh, được bổ về tỉnh Biên Hòa. Sau một năm, vì chiến tranh Pháp Đức và Nhật chiếm Đông Dương nên bỏ quan trường lên Đà Lạt làm quản lý bút toán một nhà máy cưa gỗ thông của hãng Đan Mạch vừa xây dựng vào đầu năm 1942. Đến 1946 trở lại Saigon buôn bán và làm việc hãng Đan Mạch ở Saigon chuyên xuất nhập cảng và đại lý các tàu biển ngoại quốc.
III. ĐỜI TU HÀNH THỜI NIÊN THIẾU
Lên 8 tuổi đã theo cha vào chùa Tịnh độ Phật giáo cư sĩ tại thành phố Gò Công để học tụng kinh Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, và Đại Bi. Vì tánh hay ngỗ nghịch, mỗi lần nghỉ hè, mẹ bắt theo đi viếng chùa chiền ở Bà Rịa, trên vùng núi non tĩnh mịch và được ký bán cho Hòa thượng Thiên Thai, danh sư nổi tiếng thời bấy giờ. Khi di cư lên Gia Định, cùng gia đình nhập môn vào đạo Cao Đài, tại Thánh thất Phú Nhuận vào tháng 3 năm 1933. Sau đó được vào học lớp Giáo huấn Đồng nhi lễ sĩ sau khi Thánh thất Bình Hòa dựng xong ở Bình Hòa xã, Gia Định.
Đi tìm Đạo trên núi Điện Bà Tây Ninh
Năm 1937, đang học năm thứ 4 trường Pétrus Ký để thi bằng Thành Chung, phát tâm xuất gia đi tìm minh sư trên núi non để học Đạo hầu tìm phương pháp độ đời giải khổ cho nhơn loại thoát khỏi vòng tứ khổ, mặc dầu đã nhập môn và học hết khóa huấn luyện Đồng Nhi lễ sĩ ở Thánh thất Bình Hòa rồi mà chưa thỏa mãn tham vọng xuất gia tìm minh sư học đạo giải thoát chớ không có mộng cầu làm Tiên Phật riêng tư. Trước để tìm học bào chế thuốc men trị bịnh, nghiên cứu cây cỏ hoa lá trong rừng của nước nhà hầu bào chế một thức ăn như thuốc viên bổ multivitamines mà hồi đó chưa có sản xuất được, mục đích là giúp con người khỏi khổ sở vật chất vì lo miếng ăn hằng ngày, chớ quần áo và chỗ ở có tạm bợ dễ dàng hơn là thức ăn rất cần thiết cho sự sống, nhưng không chủ trương theo pháp môn nhịn đói (vô úy) thời đó vì làm mất sức khỏe người tu và không được sự tinh tấn sáng suốt của tâm linh. Vào ngày 26 tháng Chạp, giữa đêm khuya lén mở cửa thoát ra khỏi nhà để đi lên núi Điện Bà Tây Ninh vì không dám cho gia đình hay sợ bị cản trở.
Trước đó, cùng với Bào huynh Đạt Minh tập thủ cơ, nhưng vì thiếu bộ phận cầu cơ và chưa có kinh nghiệm nên không có kết quả mỹ mãn. Tuy nhiên có hai đấng thiêng liêng nhập xác cho anh Đạt Minh để xuất khẩu dạy đạo lý, có khi dùng Pháp văn cho dễ hiểu hơn Hán văn. Ngài dạy cách kiểm điểm từ tư tưởng, lời nói và hành vi hằng ngày và ghi vào sổ nhật ký, giống như làm tờ vô ngã kiểm của CQPTGL vậy. Và hằng tuần Ngài cho điểm sau khi kiểm điểm. Sự trốn đi núi, tôi cũng dấu không cho anh Đạt Minh hay. Trước khi đi, tôi vào làm lễ trước Thiên Bàn và được chơn linh của một đấng thiêng liêng nhập vào, đốt một bó nhang và chạy ra cửa, băng qua các vườn tược nhà cửa từ Bà Chiểu lên Chí Hòa, Hòa Hưng giữa đêm khuya chó sủa ran, tay họa phù chúng liền im bặt. Việc đăng sơn, cũng đã dự trù trước, mỗi đêm tập lên Thánh thất Bình Hòa chạy xung quanh bốn gốc, tập cho nhẹ nhàng để băng rừng leo núi khi cần. Điều lạ lùng là trong túi không có dính một đồng xu nào mà nói làm sao xe đò chở đi không lấy tiền lại còn dấu không cho ai kiếm thấy mình nữa. Lên đến chơn núi, lại bỏ guốc đi chơn không lên tới chùa Trung, vào chùa giảng đạo thao thao bất tuyệt (thiêng liêng xuất khẩu lúc đó) được cho ăn cơm no, sau đó nhờ người chỉ đường lên đảnh núi, mặc dầu mặt trời vừa lặn không còn ánh sáng, cũng một hai đòi đi liền không ai cản được. Nhảy phóc lên các hòn đá, trèo leo lên các cây tre lồ ồ, nhảy nhót cành này qua cành kia như con vượn, mặc cho gai cào rách áo chảy máu nhưng cũng vẫn tuông rừng leo núi cho đến khuya thì lên đến chót đỉnh, lúc đó thiện nam cũng hành hương đông và đốt lửa sáng thấy từng đoàn năm bảy người. Tôi liền vào quì lạy lễ Phật và ngồi tham thiền một lúc lâu. Bỗng trí não bừng sáng lên như sau một cơn mê man vừa tỉnh giấc. Ơn Trên dạy phải hồi gia lập tức vì đi không cho gia đình hay, cha mẹ già khóc than và anh chị chạy kiếm tứ tung, làm như vậy đắc tội và hơn nữa nhơn đạo chưa xong làm sao có thể xuất gia sớm quá được. (Việc này khi vào hành đạo tại Cơ Quan, Đức Lê Đại Tiên có nhắc lại chuyện cũ để khuyến khích việc hành đạo). Ra ngoài chùa, được chư Phật tử kể lại mấy ngày trước có hai cậu đi tìm đạo lạc vào rừng bị cọp ăn thịt, bỏ xương phơi trắng giữa rừng, mà dợn tóc gáy hú hồn cho mình. Thầm cảm ơn Thầy Mẹ đã hộ trì cho mình được thoát nạn. Sáng tinh sương, đổ dốc núi theo đường mòn, chớ không dám đi băng rừng trèo núi như khi lên vì đã tỉnh táo rồi. Thế mà, gần đến chân núi lại bị lạc vào giữa rừng rậm đến một ngã ba không biết phải ra lối nào, la rát cổ họng mà không thấy một tiếng đáp lại. Tâm thần bắt đầu xao xuyến ám ảnh sợ bị cọp ăn phơi xương như đã nghe thuật lại. May sao, còn chút sáng suốt chạy theo dòng suối, định bụng dầu thế nào cũng có lối ra sông. Đi một đổi lâu thì thấy một cánh đồng lúa đã gặt lố dạng. Mừng quá chạy riết đến một chòi canh của một ông già giữ vườn dưa hấu trồng để bán Tết. Nghe mình thuật câu chuyện, ông ấy dọn cơm nước cho ăn no nê. Hỏi đường về ra bến xe đò, thì được biết mình đang ở phía sau núi, bên kia của bến xe đi xa lắm, sợ lạc nữa, mới khẩn khoản nhờ ông cho người đưa dùm. Ông tặng cho hai trái dưa hấu to để mang về ăn Tết. Ngộ là không có tiền mà vào tiệm ăn hủ tíu nằm dưới chân núi, chủ tiệm hoan hỉ không lấy một xu vì lúc đó có phong trào thương mến các học sinh hiền hậu, nhất là có chí lên núi học đạo. Vì có phong trào hát tuồng Phật Tổ xuất gia của gánh hát cải lương Tân Thinh nên ảnh hưởng rất lan tràn sâu đậm trong các từng lớp dân gian.
Về gần tới nhà ở sâu trong xóm, nên đi bộ hai tay ôm hai trái dưa lửng thửng về nhà trong lúc chiều trời sẫm tối, trong nhà thấy bóng chạy túa ra, người chị hai ôm chầm em vào lòng mà khóc lên nức nở, mừng mừng tủi tủi vì tưởng đâu em mình đã chết theo lời đồn đãi nên hiện hình về. Cả xóm tựu lại mừng rỡ, vì ai ai cũng thương mến mình. Sau đó, gia đình ngăn cản đến Thánh thất hành đạo mà bắt ở nhà lo học hành và tu ở nhà cũng được, sau thành đạt sẽ tính tới.
IV. GIA NHẬP CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ CAO ĐÀI
Nhờ Bào huynh Đạt Minh giới thiệu đi hầu đàn cơ tại nhà đạo trưởng Huỳnh Chơn ở Thiên Lý Đàn (Hòa Hưng), lẽ ra nếu không có vụ trốn lên núi, thì đã được anh rủ đi hầu đàn ở Minh Tân Khánh Hội trước, mà hiểu đạo rộng hơn trước khi vào Cơ Quan. Sau đó một vài đàn cơ, mình thấy đường lối chánh chơn của anh chị em đạo tâm, nên nhận chức thủ bổn cho Cơ Quan, vì mình đang làm giám đốc một công ty lớn ở Đô Thành Sài Gòn và nhơn viên phòng Thương mại kỹ nghệ nên dĩ nhiên được tin cậy. Sau đó có Đức Lê Đại Tiên nhắc vụ mình đi núi tìm đạo khi trước và khuyên mình hãy hợp tác hành đạo vì đúng với tâm nguyện và cũng là Thánh ý cơ duyên của hiền đệ. Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch có cho một bài thi tại Thánh tịnh Ngọc Minh Đài năm 1965.
“Có kẻ buôn hài đến chợ trưa,
Kề bên bến giác cậy ông đưa;
Ông đưa, ông dặn này ghi nhớ,
Hài của người buôn lắm kẻ vừa.”
Ngài khuyên hãy hợp tác hành đạo với Cơ Quan mặc dầu Ơn Trên chưa chỉ định nhưng cũng là Thánh Ý và dặn hãy cẩn thận đừng phí ngày giờ và tiền bạc không đúng lúc và không nhằm chỗ (có lẽ Ngài muốn nhắc câu "hài của người buôn lắm kẻ vừa") vì bản tánh cởi mở rộng rãi vui vẻ hay làm vừa lòng mọi người.
Đến đêm giao thừa, 29 tháng Chạp năm Ất Tỵ (20-1-1966) tại Thiên Lý Đàn, Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ có ban cho Thánh danh:
“LÊ VĂN BÁ thấy con chí nguyện,
Hiệp chung lo điều kiện Cơ Quan;
Dốc đem, đem tấm can tràng,
Lập công bồi đức cho ngang bạn hiền.
Nay Thầy ban danh Tiên cho trẻ,
Để con hiền mát mẻ tâm trung;
Tên là CHÍ TÍN lập công,
Bước mau để kịp đại đồng thế gian.”
Ngày Cơ Quan PTGL ra mắt đại hội tại Nam Thành Thánh Thất, được nhơn sanh bầu vào Ban chấp hành đầu tiên, ngày rằm tháng hai năm Bính Ngọ (1966) với chức vụ Nội Chánh Vụ trưởng, cùng với Đạo trưởng Huệ Lương Trần văn Quế lãnh đạo với chức vụ Tổng Lý Minh Đạo và Bào Huynh Đạt Minh làm Ngoại Giao Vụ.
Dưới đây liên tiếp nhận lãnh các chức vụ trong Cơ Quan.
Nội Chánh Vụ Trưởng nhiệm kỳ đầu tiên năm Ất Tỵ 1966 và nhiệm kỳ hai năm kế 1967-1968.
Phó Tổng Thơ Ký nhiệm kỳ hai năm Kỷ Dậu và Canh Tuất (1969-1970) kiêm Tổng Thơ Ký và Tham Lý Minh Đạo cuối năm 1969 vì Đạo trưởng Minh Lý ra khỏi Cơ Quan.
Tổng thơ ký chánh thức năm Tân Hợi 1971.
Quyền Tham Lý Minh Đạo nhiệm kỳ 3 năm 1972-1973-1974.
Tham Lý Minh Đạo chánh thức nhiệm kỳ 3 năm 1975-1976-1977.
Chủ tịch Hội Đồng Nghiên cứu Giaó lý sau khi Đạo trưởng Kiến Minh ra đi vào năm 1978, một tổ chức song hành với CQPTGL.
Sau hết là Phó Tổng Lý Minh Đạo kể từ 18-2 Ất Sửu (07-4-1985) và lưu nhiệm một năm nữa của năm Bính Dần 1986 cho đúng chu kỳ 60 năm đạo Cao Đài ra mắt nhơn sanh tại Việt Nam. Phục vụ CQPTGL được hơn 21 năm, quá giai đoạn 20 năm đầu của bộ máy Đại Đạo sau cùng, lúc nào cũng dốc lòng đem hết chí thành tâm đạo khả năng công sức và tài nguyên để làm tròn trách vụ của mình nhận lãnh với thiêng liêng và nhơn sanh giao phó, không thoái chí ngã lòng, chồn chơn lùi bước trước những khảo đảo từ nội tâm đến ngoại cảnh đưa đến, đúng theo lời dạy của Đức Chí Tôn lúc ban Tiên danh Chí Tín:
"Dốc đem đem tấm can tràng,
Lập công bồi đức cho ngang bạn hiền.” [202]
Để đền ơn Thầy và chư Phật Tiên có công dìu dắt dạy dỗ, lúc nào cũng cố gắng dồi trau tính nết, tâm hạnh để xứng đáng là học trò Tiên, môn đồ của Thầy, cốt lo chánh kỷ để hóa nhơn với chí hướng đã chọn khi bước vào con đường tu học là tiên lo tự giác, hậu phải giác tha để đền ơn đáp nghĩa với Thầy và chư Phật Tiên đã có công chắt chiu dạy dỗ từ thuở còn thơ. Trong lúc hành sự nhiệm vụ Tổng thơ ký được Đức Giáo Tông nâng đỡ và âu yếm gọi là Tổng thư ký của Bần Đạo. Và khi lãnh nhiệm vụ mới là Tham Lý Minh Đạo, được Đức Giáo Tông khảo hạch trước bửu điện và toàn thể nhơn viên Cơ Quan và khấu trình dưới sự chứng kiến theo dõi của Đạo trưởng Phụ tá Bảo pháp Chơn Tâm và toàn thể nhơn viên Cơ Quan dự đàn cơ (đàn 15-2 Nhâm Tý 29-3-1972):
                         THI
“Năm trước, muốn xong bản phúc trình,
Phải nhiều tâm thức lặng thinh thinh,
Móc moi tâm não ra mà viết,
Viết tới xóa lui vẫn bực mình.
HỰU
Nay vừa xuất khẩu đã thành văn,
Mạch lạc khấu trình có lớp lang,
Bất tuyệt thao thao đầu chí cuối,
Tỏ ra tiến bộ thật vô ngần.”
Thật chúng ta phải cảm đội thâm sâu sự chắt chiu dạy dỗ từng bước, từng chi tiết hành đạo như những người anh người cha ruột thế gian với đầy đủ tình thương yêu đậm đà thấm thiết, lắm lúc quá nuông chìu chúng ta, thể hiện đức độ hạ mình của Tiên Phật trong cơ tận độ kỳ ba mà tất cả người Thiên ân sứ mạng cần phải noi theo. Ngoài ra, Ngài còn không quên nhắc nhở gởi gắm mình về công phu luyện kỷ cho Đức Đông Phương Lão Tổ (04-02-1972).
“Thấy trò em út nghĩ mà thương,
Trỗi bước từ lâu vạn dặm trường;
Sức mọn, nhưng lòng không quá mọn,
Đỡ nâng nhờ có Lão Đông Phương.”
Thật là phấn khởi vô cùng, mình thấy đã được ân huệ Thiêng Liêng dắt dìu từng bước công quả, công trình và công phu cho đầy đủ mới có thể phản bổn hoàn nguyên phục hồi cựu vị được và chính hai Đấng lãnh đạo tối cao vô vi của lưỡng đài Cửu Trùng và Hiệp Thiên trực tiếp huấn luyện cho mình được nên người môn đệ xứng đáng của các Ngài và của Thầy nữa. Nhớ có lần Thầy nhắc nhở sứ mạng của mình qua bài thi:
"Chí Tín, chí tâm chẳng đổi dời,
Nghiệp đời chừng đó dễ buông trôi;
Gay chèo Bát Nhã trên dòng nước,
Sứ mạng Tam Kỳ nhớ trẻ ôi!" [203]
Và ở một đoạn Thầy nhắc nhở thêm:
"Tâm con vốn Bửu Tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ;
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công Bình, Bác ái, Từ bi đứng đầu. (…)


Đã chấp nhận con đò cứu khổ,
Lướt dòng sông quốc độ kỳ ba;
Tâm con con sẵn bửu tòa,
Ngoài tâm chẳng có chi là đâu con." [204]
Phải chăng đã đến lúc phải đem "đạo mầu công dụng mọi nơi" để "cho người thông cảm cùng người; dẹp tan sắc phái phục hồi tình thương" cho đúng tiêu đích của Cơ Quan. Và ai, lúc nào, nơi đâu? Cho nên các hàng lãnh đạo Cơ Quan được lịnh xuất gia, trước hết Đạo trưởng Quyền Tổng Lý Minh Đạo Thiện Bảo và Đạo tỷ Chủ Tịch Nữ Chung Hòa Ngọc Kiều và liền đó 5 bậc đàn anh của Cơ Quan: Chơn Tâm, Chí Tín, Đạt Minh, Chí Hùng và Chí Thuần cũng được lịnh xuất gia vào ngày 15-5 Ất Sửu (1985). Trên dòng đạo pháp cũng đã được Ơn Trên truyền giao giáo pháp đủ đầy khả dĩ thay Tôn Sư mà truyền lại đàn em. Các vị tiếp nối như đạo huynh Huệ Chơn vừa được nâng đỡ lên hàng Phụ tá Bảo pháp, Chí Thành và Thiên Vương Tinh cũng được ân huệ cho vào khóa tu Bá nhựt trúc cơ để cho đủ thần lực mà hành đạo.
Nếu chỉ dạy cho Đạo tỷ Ngọc Kiều, sau khi giải thích ý nghĩa của hai chữ XUẤT GIA của các hàng Thiên ân Cơ Quan, thì không phải là thật tế vì bịnh và hoàn cảnh của đạo tỷ làm sao thực hành lời dạy cao xa dưới đây:
“Sống đây vũ trụ là nhà,
Nghĩa là non nước, tình là vạn sanh." [205]
Cũng trên đường hướng đó, Đức Ngô Đại Tiên đã dạy Chí Tín một đàn cơ tại Minh Đức Tu Viện, sau khóa tu cho 3 vị Chí Thành, Chí Mỹ, Thanh Chơn ngày 2 tháng 10 Nhâm Tuất (16-11-1982):
"Chí Tín, hiền đệ có tâm hành đạo muốn kế tục đạo nghiệp gìn giữ Tổ Đình (tức là Tổ Đình của Chiếu Minh Cần Thơ mà Chí Tín là môn sanh đã thọ chơn truyền) và theo ý của nữ đồ MINH DĨ (là người chị cao niên và uy tín nhất của Phái Chiếu Minh hiện nay). Đó là điều Tiên Huynh rất lưu ý, nhưng đúng theo sự thật thì Tiên Huynh và hiền đệ có cùng sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ mà Thượng Đế đã phó giao. Nay Tiên Huynh, do tôn ý trước Tam Giáo Tòa, hiền đệ được về Tổ Đình Cần Thơ để cùng chung lo lễ cúng, nhưng phải hoãn việc chấp cơ, hãy dùng tâm niệm vô vi, Tiên Huynh sẽ chứng lễ và ban ơn cho toàn thể chư đệ tử nam nữ. Hiền đệ còn phải được dạy thêm trong một khóa tu Đông Chí sắp đến mới đủ thần lực thanh tịnh mà kế tục đạo nghiệp của Tiên Huynh đến hết một thời gian nhất định. Hiền đệ còn mang một sứ mạng chính thức to tát hơn. Nên lưu ý việc gì đến sẽ đến. Phần Tiên Huynh khuyên hiền đệ hãy bình tâm mà thi hành mọi việc cho đúng đạo lý thiên cơ.
Trường thi buổi chót chọn nguyên nhân,
Hoằng đạo thế Thiên định cõi trần,
Không chậu không lồng là giải thoát,
Còn danh, còn tướng ấy còn phân.
Đạo tâm ví thể Trời che chở,
Tục tánh dường như đất cắt phần,
Giải thoát chác chi dòng đối đãi,
Sạch lòng mới xứng phận Thiên ân.”
Và trong một đàn cơ riêng tại Minh Đức Tu Viện nhơn ngày kỷ niệm khai trương 25-01-1985 (Ất Sửu), Chí Tín và hiền tỷ Bạch Tuyết cầu Ơn Trên dẫn đường mở rộng lối hành đạo cho Cơ Quan theo dự tính, nhưng Ơn Trên lại không chỉ rõ hay chấp nhận đường lối đó, lại chỉ vỏn vẹn cho có một bài thi đố rồi thăng, nên chúng tôi không dám tái cầu ai nữa.
“Chắt chiu từ thuở mới nên hiền,
Gởi gắm chờ người biết hạnh duyên;
Tôn chỉ nêu cao đường tận độ,
Dư đồ vạch rõ lối qui nguyên.
Tùy tâm nguyện sẽ khơi nguồn thánh,
Do chí thành mới đạt ý Thiên,
Muốn tới Cao Đài đi mới tới,
Có chi mà phải hỏi thần tiên." (Đức Vô Vi Tiên Trưởng)
Trong một đàn cơ, rằm tháng 7 Ất Sửu (30-8-1985), Đức Bảo Pháp Huỳnh Chơn cho một bài thi để trấn an chư Thiên ân:
“Vật cùng tắc biến, biến liền thông,
Trí giả tri cơ lối đại đồng;
Pháp đạo vận hành từ thượng hạ,
Quyền Thầy chuyển hóa khắp Tây Đông.
Thiên ân hiểu rộng không nao chí,
Hướng đạo nhìn xa chẳng não lòng,
Dụng đó vẫy vùng không dấu dạng,
Tùy thời ẩn hiện tợ thần long.”
Và Đức Lý Giáo Tông tiếp theo cho một bài thi đầy đáp số:
“Tiên Ông trao sẵn bộ Thiên thơ,
Đã mấy mươi năm luống đợi chờ;
Sứ mạng thiên ân kỳ tận độ,
Xây nền Thánh đức kịp thời cơ.” [206]
V. PHẦN THỌ TRUYỀN ĐẠO PHÁP
Thọ pháp Sơ thiền cửu cửu chung với chư huynh tỷ đệ muội ở Cơ Quan, khóa đầu tiên năm Bính Ngũ (12-6-1966) tại Thiên Lý Đàn với đạo trưởng Huỳnh Chơn Bảo Pháp Chơn Quân theo Thánh lịnh của Đức Tôn Sư Đông Phương Lão Tổ. Nhưng vốn quyết tầm đạo cho thấu đáo chơn truyền của Đại Đạo Chiếu Minh, sau khi học Đại Thừa Chơn Giáo của Phái Chiếu Minh. Nhờ đạo trưởng Huệ Lương quen thân với các anh tu của phái Chiếu Minh của các đàn Long An (Anh Lộc), Long Hoa (anh Truyện) và đàn Chợ Lớn (anh Hai Quảng), tôi lần mò làm quen được thân thiết với anh Truyện vốn cùng nghề XNC trong phòng thương mãi và kỹ nghệ Saigon, nên thường được mời ăn cơm chay, tôi ngỏ ý xin keo để trước được hầu đàn của Chiếu Minh, sau thọ truyền đạo pháp. Tại đàn Long Hoa năm 1967-1968, tôi xin keo không được, các anh khuyên tiếp tục làm âm chất công quả cho đầy đủ đi, vì anh còn sứ mạng nơi cơ phổ độ, chừng đến thời giờ Thầy kêu mấy hồi. Mãi hai năm sau, tôi đến đàn anh Lộc (Long ẩn) do sự mời mọc của anh, chớ 2 năm trước anh từ chối cho rằng mình theo chưa nổi đâu. Vào xin keo cũng không được nữa (cũng do đó mà đàn cơ ở Cơ Quan Đức Ngô Đại Tiên đã cho biết lý do không nhận mình làm đệ tử). Nhưng sau thời gian quan sát mình, và biết mình thật tâm tu hành và đã có quá trình hành đạo nhờ dắt các phái đoàn Tòa Thánh, Hội Thánh đến làm lễ tại Thánh Đức Tổ Đình Cần Thơ trước đó, nên anh Lộc và anh Tiềng, vốn là cặp đồng tử của đàn, cho đặc ân quì hầu Thầy ở cuối gốc đàn, hy vọng Thầy thương tình mà kêu dạy (đây là biệt lệ của phái Chiếu Minh đó). Vì cảm trước tấm lòng chí thành cầu Đạo, nên Thầy ban ơn cho bài thi ngày 15-3 Canh Tuất (18-6-1970):
“Tòng BÁ quản gì với tuyết sương,
Nguyên căn tỉnh ngộ tránh tang thương;
Theo Thầy học đạo tìm chơn lý,
Khỏi uổng kiếp này ở cõi dương.”
Một tháng sau, hầu đàn xin keo để được Thầy ban ơn cho thọ pháp hay không thì keo cho. Theo Chiếu Minh, 100 ngày đầu phải công phu cho đầy đủ, muốn chứng minh mình được đầy đủ chưa, phải xin keo Thầy cho biết, thì ra mình xin keo Thầy không chứng minh. Điều dễ hiểu mình đang có phận sự vận động các chi phái thống nhứt nghĩa là mình mót bòn thêm công quả để xong xuôi mình qua Chiếu Minh tu luôn cho trọn phần đầy đủ quả công, trọn nghĩa thủy chung với Cơ Quan. Nhưng xin keo, Thầy không chứng minh điều này dễ hiểu vì mình tu còn thiếu sót, không đủ tứ thời hằng ngày, vì phải đi hành đạo đây đó, và các anh chị trong Chiếu Minh cũng thường quở trách hoài. Được Thầy ban ân, bài thi được truyền bá đến Tổ Đình Cần Thơ mau lẹ, và mình bị các anh chị cười, nhắc mãi bài Thầy chỉ mình để làm bài học chung cho những ai còn thiếu sót phần công phu như mình:
“Bá nhất độ (là 100 ngày) in khuôn in lối,
Một mình con hai mối sao xong;
Ai ra trả nợ đại đồng,
Ai về cố thủ đơn phòng sớm trưa.
Đã bao lúc Thầy vừa ý trẻ,
Khuyên con đừng xem rẻ qui điều;
Thương trò Thầy mới dắt dìu,
Thị phi càng lắm, càng nhiều lạc đưa.
Gương Lục Tổ ngày xưa hiển hiện,
Tay cầm chày, miệng niệm Di Đà;
Mặc người Thần Tú cao xa,
Một câu lục tự thoát qua bể trần.
Hỡi nam nữ, mẫn cần lời dạy,
Luận lý nhiều quấy phải chê bai;
Ngày đêm tưởng niệm Cao Đài,
Bớt nghe bớt thấy, bớt hoài mới nên.
Muốn thành Đạo phải bền chí cả,
Muốn đăng tiên tâm hỏa diệt tiêu;
Đơn phòng đừng để quạnh hiu,
Khách trần lần dứt, sớm chiều tầm nguyên.”
(Đàn Long Ẩn, 07-10-1972)
Sau đó, rán công phu thêm cho đầy đủ và xin keo thì Thầy chứng bá nhật liền và chánh thức được lên nhất bộ. Theo nguyên tắc, nếu tu đúng 3 năm 8 tháng, liệu xét mình đầy đủ thì xin keo để Thầy chứng minh lên Nhị Bộ, nhưng không dám xin keo, để chừng nào Thầy ban ơn thì Thầy cho như có vài trường hợp của các huynh trưởng được Thầy ban ơn.
Mãi đến hôm đàn kỷ niệm ngày Thầy thoát xác 13-3 Ất Mão (24-4-1975) thay vì đi về làm lễ lớn tại Tổ Đình Cần Thơ như thường lệ, nhưng vì tình hình lúc này găng quá, nên làm lễ tại Saigon. Được Thầy ban ơn như sau:
“Hữu chí thiền ngộ đặng pháp minh,
Căn cơ hoài bão hướng Kim Đình;
Tứ ân Nhị Bộ cho tròn vẹn,
Mối Đạo Trời Cha gắng giữ gìn.”
Và Thầy dạy tập chấp bút để thay thế anh Tiềng già yếu hay bịnh hoạn.
Ở CQPTGL được Đức Tôn Sư Đông Phương Lão Tổ truyền trao nhiều pháp môn như: Pháp Ngoại Công phu thể dục gọi là Thập Nhị cẩm Đoạn, trong đó có trùng nhiều tư thế công phu của Chiếu Minh, các khẩu quyết Sơ cơ, Nhị cơ, Tam muội chánh định. Pháp môn luyện âm dương ngũ hành để diệt ngũ âm trừ ngũ tặc, luyện tan thất tình lục dục cho tâm được thanh tịnh mà bước vào trúc cơ có hiệu năng hơn. Đặc biệt trong thời kỳ hạ nguơn mạt kiếp này hành giả gặp nhiều khó khăn.
Được Đức Lão Tổ và sư phụ Ngô Đại Tiên dạy truyền pháp Chiếu Minh cho nên xin ở Cơ Quan nếu có đủ điều kiện trường chay tuyệt dục và quyết tâm cầu tu giải thoát đốt cháy hết que trầm (thay cho việc đốt hồng thệ trong Chiếu Minh) lập đại nguyện trước Tam Giáo Tòa, nếu khinh thường đạo pháp, khi trọng tội cũng bị tam đồ bất năng thoát tục không khác gì lời thệ ở Chiếu Minh, mục đích để dung hợp pháp môn gọi là tân pháp Cao Đài (pháp môn bất nhị mới thiệt là con đò trời).
Được thu nhận vào khóa Trúc cơ đầu tiên của Cơ Quan năm Mậu Ngọ (1978), sau đó được tiếp tục thọ pháp thập ngoạt hoài thai (300 ngày) và điều ngộ nghĩnh thay làm cho mình vững lòng tin thêm duyên lành chính Sư phụ mình là Đức Ngô Đại Tiên được lịnh Tam Giáo Tòa truyền chánh pháp tu luyện nội đơn trực tiếp với Đạo trưởng Bạch Lương Ngọc trụ trì Vĩnh Nguyên Tự Cần Giuộc tại Minh Đức Tu Viện vào ngày mùng 06-7 Nhâm Tuất (24-8-1982).
Với những lời tự thuật này, kính mong chư hiền huynh hiền tỷ và chư đệ muội nghiên cứu suy nghiệm để làm bài học cho bản thân hầu tiến trổi hơn tệ đệ đã mất nhiều thời gian hơn trước đó. Cầu xin Đức Tôn Sư và Sư phụ chứng lòng thành tri ân sâu xa của đệ tử và xin nguyện để hết lòng chơn thành truyền trao đạo pháp cho những ai có căn lành và được nhị vị chứng giám dạy bảo để không mang trọng tội khinh truyền đạo pháp


[202] Thiên Lý Đàn, 29-12 Ất Tỵ, 20-01-1966.
[203] CQPTGLĐĐ, 15-01 Nhâm Tý, 29-02-1972.
[204] CQPTGLĐĐ, 15-10 Quí Sửu, 09-11-1973.
[205] CQPTGLĐĐ, 06-3 Giáp Tý, 06-4-1984.
[206] CQPTGLĐĐ, 15-7 Ất Sửu, 30-8-1985.


http://www.caodaism.net/thuvien/viewstory.php?sid=1356&warning=6


Nguồn: CHÍ TÍN (LÊ VĂN BÁ)
Share:

Khái quát về cơ bút Đạo Cao Đài - TTV Thiện Hạnh



● Vài nét về cơ bút buổi sơ khai
Từ năm 1902 đến năm 1919, Ngài Ngô Văn Chiêu đã vài lần đến hầu đàn Tiên tại Thủ Dầu Một, Tân An, Cần Thơ để cầu Ơn Trên ban thuốc chữa bệnh cho thân mẫu. Trong những dịp nầy, Ngài Ngô đã được các Đấng thiêng liêng nơi cõi vô hình kê toa thuốc và khuyến tu. Có thể nói, Ngài Ngô có nhiều nhân duyên với đàn cơ thỉnh Tiên.

Đầu năm 1920, Ngài Ngô được lệnh Ơn Trên sắp xếp việc cầu cơ và tập dượt đồng tử. Lúc ấy, có một vị Bề Trên giáng cơ xưng danh lần đầu tiên với Ngài là Cao Đài Tiên Ông. Cũng trong năm nầy, Ngài nghe hồng danh Cao Đài lần thứ hai. Tháng 3/1920, Ngài Ngô ra trấn nhậm tại Hà Tiên, Ngài thường lên núi Thạch Động để cầu Tiên. Sau gần 8 tháng tại đây, Ngài được thuyên chuyển làm Chủ quận Phú Quốc. Trong thời gian tùng sự tại Phú Quốc từ tháng 10/1920 đến tháng 7/1924, Ngài Ngô hầu đàn cơ tại Quan Âm Tự được vài tháng, rồi chuyển đến Sùng Hưng Tự. Ngài bắt đầu trường trai và học đạo kể từ mùng một Tết năm Tân Dậu (08-02-1921). Vào năm 1921, Đức Thượng Đế đã hai lần cho Ngài thấy Thiên nhãn để làm biểu tượng thờ phượng và xưng hồng danh đầy đủ là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”. Như vậy, kể từ ngày này, Ngài Ngô Văn Chiêu chính thức trở thành đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài. Cuối tháng 7/1921, Ngài Ngô trở về Sài Gòn ẩn tu cho đến tháng 2/1926 Ngài được lệnh Đức Thượng Đế khởi sự truyền đạo. Trong thời gian ở Sài Gòn, Ngài Ngô vẫn sử dụng cơ bút để học đạo với Đức Cao Đài.

Khác với hình thức cầu cơ mà Đức Ngô đã tham dự và thông công từ những năm đầu của thế kỷ 20, phong trào xây bàn đã phát triển tại Sài Gòn. Xây bàn là cầu chơn linh nơi cõi vô hình, dùng phương tiện một cái bàn có ba chân. Tiếng gõ của chân bàn nầy được ráp thành mẫu tự, sau đó ráp lại thành một từ, rồi thành câu văn.

Năm 1924, quý Ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang có quen biết với Đại Úy Paul Monet là hội viên Hội Thần Linh Học của Pháp, giúp quý Ngài liên lạc với thế giới vô hình qua phương tiện xây bàn. Đêm mùng 5 tháng 6 năm Ất Sửu (25-7-1925), quý Ngài khởi sự xây bàn tại nhà Ngài Cao Hoài Sang ở phố Hàng Dừa, gần chợ Thái Bình (Sài Gòn) ngày nay. Quý vị đã đối đáp thơ phú với các chơn linh nơi thế giới vô hình rất tương đắc. Tuy nhiên, việc xây bàn khá bất tiện vì việc ráp thành chữ, thành câu mất khá nhiều thời gian.

Đêm mùng 5 tháng 8 năm Ất Sửu (22-9-1925), một vị Thiêng Liêng xưng danh là Thất Nương hướng dẫn quý Ngài cầu Đức Cửu Thiên Nương Nương (Đức Diêu Trì Kim Mẫu) bằng Ngọc cơ vào dịp trung thu. Thất Nương mô tả Ngọc cơ giống như hình chùm sao Bắc Đẩu. Rất may là sau đó quí Ngài mượn được Ngọc cơ của ông Phán Tý. Đây là cái giỏ bằng trúc, xuyên qua miệng giỏ là một cây trúc dài, ở đầu cây trúc có gắn một cái trục như cây viết. Giỏ được bọc vải màu vàng. Ông Phán Tý tập cho quý Ngài Cư và Tắc làm đồng tử để sử dụng Ngọc cơ. Đêm rằm tháng 8 Ất Sửu (02-10-1925), quý Ngài bắt đầu sử dụng Ngọc cơ để cầu Đức Cửu Thiên Nương Nương và Cửu Vị Tiên Nương nơi Diêu Trì Cung. Ngày 30-10 năm Ất Sửu (15-12-1925), tam vị được Đức Thượng Đế dạy lập bàn hương án ngoài đường để vọng thiên cầu đạo vào ngày mùng 1 tháng 11 năm Ất Sửu.

Như vậy, Ngài Ngô Văn Chiêu bắt đầu sử dụng Ngọc cơ học đạo với Đức Thượng Đế từ đầu năm 1920 và trở thành môn đệ Cao Đài đầu tiên vào ngày mùng một Tết năm Tân Dậu (08-02-1921). Mãi hơn năm năm sau, vào đêm trung thu năm 1925, quý Ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang mới bắt đầu sử dụng Ngọc cơ cầu Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Sau đó, tam vị được dạy vọng thiên cầu đạo để trở thành môn đệ Cao Đài vào ngày mùng 1 tháng 11 năm Ất Sửu (16-12-1925). Trung tuần tháng 12 năm Ất Sửu, nhóm phổ độ công truyền được lệnh hiệp cùng Ngài Ngô để chung lo khai mở đạo Cao Đài. Ngày 13 tháng 3 năm Bính Dần (24-4-1926), Ngài Ngô từ tạ phẩm vị Giáo Tông để chuyên tâm thực hành thiền định và truyền dạy cho các đệ tử lập thành Chiếu Minh đàn (cơ vô vi). Từ tam vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang ban đầu, Đức Thượng Đế sử dụng cơ bút thâu nhận thêm tín đồ lập thành cơ phổ độ.

● Các hình thức cơ bút

Đạo Cao Đài sử dụng hai hình thức cơ bút là cầu cơ (chấp cơ) và chấp bút để giao tiếp, thông công với các Đấng thiêng liêng nơi cõi vô hình. Đối với hình thức cầu cơ, một hoặc hai người đồng tử sử dụng Ngọc cơ viết chữ lên mặt bàn. Đồng tử có thể xuất khẩu trong khi viết chữ hoặc chỉ viết chữ cho độc giả đọc; còn chấp bút thì chỉ có một người đồng tử cầm viết chì viết chữ trên giấy mà thôi.

Ngoài ra, còn có vài hình thức cơ bút khác như: huyền cơ tại Minh Lý Thánh Hội, cầu cơ đặc biệt tại Tam giáo điện Minh Tân, v.v. Trong phạm vi bài nầy, chỉ xin nêu lên hình thức huyền cơ được ngài Nguyễn Minh Thiện thuật lại rất chi tiết. Đây là một hình thức cơ bút khá đặc biệt là không có đồng tử. Vị pháp đàn lúc bấy giờ là ngài Âu Minh Chánh đặt một bao thư dán hai lá bùa có tờ giấy trắng bên trong, rồi treo lên xà nhà. Mỗi người hầu đàn nghĩ trong đầu một câu hỏi xin Ơn Trên giải đáp. Khoảng chừng 15 phút, vị pháp đàn lấy bao thơ xuống và mở bao thơ ra thấy rằng trên tờ giấy đầy chữ viết (màu xám giống như viết bằng than hoặc bút chì) gồm câu hỏi và trả lời của từng vị hầu đàn. Huyền cơ chỉ thực hiện được ba lần, sau đó Ơn Trên không cho sử dụng nữa vì không an toàn cho vị pháp đàn khi lên lấy bao thơ trong khi Ơn Trên viết chưa hoàn tất. Khi ấy, điển lực rất mạnh của Ơn Trên gây nguy hiểm cho vị pháp đàn.

● Cách thức lập đàn cơ

Đàn cơ lập tại Bửu điện thờ Đức Chí Tôn. Lễ phẩm được sắp đặt tinh khiết trên Thiên bàn gồm: hoa tươi, quả tử, trà, rượu, nhang, đèn, lư trầm xông hương để khử trược. Sau khi nhập đàn, chức sắc Hiệp Thiên Đài thực hiện nghi lễ trước Thiên bàn. Vị chức sắc cao cấp Hiệp Thiên Đài trấn thần đàn cơ để ngăn ngừa các luồng tà điển xâm nhập, hai đồng tử cầm Ngọc cơ ngồi đối diện nhau trước Thiên bàn (trường hợp có một đồng tử sẽ ngồi đối diện Thiên bàn), độc giả quỳ hoặc đứng cạnh đồng tử để đọc chữ do đồng tử viết trên mặt bàn (trường hợp đồng tử xuất khẩu thì không cần độc giả), điển ký ghi lại nội dung buổi cầu cơ. Buổi đàn cơ phải thanh tịnh, thành kỉnh, nghi lễ đầy đủ. Trước tiên, đồng nhi hoặc quí vị hầu đàn đọc một trong hai bài Kinh Cầu Tiên. Bài cầu Tiên thứ nhứt còn gọi tắt là bài “Trời còn”.

Bài cầu Tiên (1)

Trời còn sông biển đều còn,
Khắp xem cõi dưới núi non đượm nhuần.
Thanh minh trong tiết vườn Xuân,
Phụng chầu hạc múa gà rừng gáy reo.
Đường đi trên núi dưới đèo,
Lặng tìm cao thấp ải trèo chông gai.
Phận làm con thảo há nài,
Biết phương Tiên Phật Bồng Lai mà tìm.
Xem qua xét lại cổ kim,
Một bầu Trời Đất thanh liêm chín mười.
Vàng trau ngọc chuốt càng tươi,
Bền lòng theo Phật cho người xét suy.
Thần Tiên vốn chẳng xa chi,
Có lòng chiêm ngưỡng tức thì giáng linh.

Bài cầu Tiên (2)

Kìa là chốn bồng lai thanh tịnh,
Cảnh thiên nhiên ca vịnh phú thi,
Định thần hồn xuất vân phi,
Vững lòng đừng tưởng lo chi cuộc trần.
Vậy mới gọi chơn thần xuất hết,
Vậy mới rằng hồn biết nghe lời,
Thành tâm tiếp điển cõi trời,
Vâng theo câu kệ khuyến đời thành tâm.
Hương tốc đốt khói trầm thanh khiết,
Cho hồn linh thẳng riết cung Tiên,
Nghe kêu khá trở về liền,
Cõi trần chưa mãn dạ thiền lo tu.
Họa Tam Thiên linh phù tiếp điển,
Xin Tiên đồng mau chuyển thần cơ,
Đêm thanh rành rạnh như tờ,
Khâm thừa ngọc sắc kịp giờ lai cơ.

Khi có Đấng Thiêng Liêng giáng, cơ chuyển động quay nhịp nhàng trên không trung, quí vị hầu đàn đọc bài Mừng Tiên (còn gọi tắt là bài “Mừng thay”).

Bài mừng Tiên

Mừng thay chi xiết nỗi mừng,
Hào quang chiếu diệu ngàn từng không trung.
Hạc reo bay khắp dạo cùng,
Càn khôn thế giới cũng chung một bầu.
Môn sanh thành kỉnh chực hầu,
Tửu trà hoa quả mừng cầu Tiên Ông.
Nhang thơm tốc đốt nực nồng,
Đèn lòa ngọn lửa tợ rồng phun châu.

Kết thúc buổi đàn cơ, quí vị hầu đàn đảnh lễ tạ ơn các Đấng Thiêng Liêng. Trước khi bãi đàn, điển ký đọc lại thánh giáo cho quí vị hầu đàn cùng nghe lại.

● Tiêu chuẩn đồng tử

Trong các buổi cầu cơ hay lập đàn cơ, người đồng tử giữ vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, đồng tử là trung gian liên lạc giữa cõi hữu hình và cõi vô sắc giới hay có thể ví đồng tử như một điện đài thu nhận điển lực từ các Đấng Thiêng Liêng. Vai trò của đồng tử giống như radio hoặc tivi nhận tín hiệu từ đài phát thanh hoặc đài truyền hình. Nếu thiết bị không được bảo dưỡng thường xuyên, không hoạt động tốt, không bắt đúng tần số, thì không thể nhận được tín hiệu tốt được. Đồng tử cũng vậy, phải hội đủ các tiêu chuẩn nhất định như: cái vía đặc biệt, thân thể tinh khiết (ẩm thực, y phục, vệ sinh), đức hạnh thuần hậu, chỗ ở thanh tịnh, không khí trong lành, mục đích thông công, v.v. thì mới có thể tiếp nhận được Thiên điển.
“Đồng tử, một khi tiếp được trọn điển với cõi chí linh thượng thiên bởi nhờ nhiều yếu tố.
Yếu tố thứ nhứt là cái vía của đồng tử, mà người đời thường nói hạp bóng vía, không phải mỗi người đều có được cái vía đặc biệt ấy để Thiêng Liêng mượn đến.
Yếu tố thứ hai là thân thể phải được tinh khiết do sự nuôi dưỡng y phục ẩm thực với những thực chất tinh khiết.
Yếu tố thứ ba: phải được tập tành giáo dục đức hạnh cho được thuần hậu.
Yếu tố thứ tư: chỗ ở phải được thanh tịnh, không khí trong lành, xa cách với mọi nếp sinh hoạt phức tạp của thế nhân.
Yếu tố sau cùng là do một tổ chức hoặc một hội thiện sử dụng người đồng tử ấy trong việc thông công. Nếu mục đích đường lối tôn chỉ cùng lập trường của tổ chức ấy xu hướng về lẽ nào thì phản ảnh của sự thông công ấy sẽ đưa đến cho ý hướng đó.
Ngày nay, đồng tử trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói chung, chưa đủ những yếu tố vừa kể trên, thế nên đã và đang nảy sanh ra dư luận hoặc những lời phê phán rằng đồng tử minh, đồng tử không minh, cơ bút thiệt, cơ bút giả, v.v…
Đừng ai bao giờ có ý nghĩ rằng đồng tử như cái máy thâu thanh, bất cứ bỏ vào cái góc, cái xó nào đó cũng được, hễ đến khi muốn cần dùng đến thì cứ việc xách ra vặn nút là bắt được âm thanh.
Rất đỗi cái máy thâu thanh hoặc máy thâu hình, nếu thiếu điện, thiếu pin hoặc bắt không trúng siêu từng số, hoặc trúng đài thì cũng không đem lại sự mong muốn cho người sử dụng.
Đó là bộ máy hữu chất còn tinh vi như vậy, huống chi bộ máy thông công với cõi vô hình còn phải đòi hỏi biết bao điều kiện tinh vi về tinh thần và tâm linh.”( Ni Sư Diệu Lộc, Chơn Lý Đàn, 14-11 Canh Tuất (12-12-1970).)

Đồng tử có vai trò rất quan trọng vì là bộ máy thông công, giao tiếp với các Đấng Thiêng Liêng. Đồng tử cũng là một con người bình thường như mọi người, lẽ tất nhiên sẽ bị chi phối không nhiều thì ít bởi tâm tư tình cảm, bởi thất tình lục dục. Mà muốn khắc phục thất tình lục dục để an định nội tâm, đồng tử cần tịnh dưỡng liên tục hàng ngày.

“Vì khi tiếp điển, nguơn thần đã được Thiêng Liêng đem ra khỏi xác thân, chỉ còn lại thức thần do sự điều khiển của Thiêng Liêng mà viết ra. Nếu không tịnh dưỡng, để hằng ngày có sự buồn vui lấn át, thì không đủ năng lực chịu đựng khi hành sự.” (Đức Trần Hưng Đạo Đại Vương, Thiên Lý Đàn, 15-7 Ất Tỵ (11-8-1965).

Ngoài ra, trước khi đồng tử thủ cơ hay chấp bút cũng cần chú ý thực hiện: y phục sạch sẽ, thân thể tinh khiết, tư tưởng thanh cao, xông trầm khử trược, v.v. bởi lẽ, vai trò của đồng tử rất quan trọng, được xem như là “tướng soái” của Đức Chí Tôn trong việc truyền đạo và giáo đạo.

“Trước khi thủ cơ hay là chấp bút, thì phải thay y phục cho sạch sẽ, trang hoàng tắm gội cho tinh khiết rồi mới đặng đến trước Bửu Ðiện mà hành sự, chớ nên thiếu sót mà thất lễ. Nếu chấp cơ thì phải để ý thanh bạch không đặng tưởng đến việc phàm. Tay chấp cơ cũng phải xông hương khử trược, tịnh tâm một lát, rồi phải để tinh thần tinh tấn mà xuất ngoại xác đến hầu dạy việc. Phải có một chơn linh tinh tấn mới mầu nhiệm huyền diệu; phải trường trai mới đặng linh hồn tinh tấn; phải tập tành chí Thánh, Tiên, Phật, mới phò cơ dạy Đạo cả chúng sanh. Kẻ phò cơ chấp bút cũng như Tướng soái của Thầy để truyền Ðạo cho thiên hạ. Các con đừng tưởng việc bút cơ là việc tầm thường.” (Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1, đàn cơ ngày 19-11 Ất Sửu (03-01-1926).)

● Cách thức tiếp điển

Thượng Đế đã phú bẩm cho con người điểm Tiểu linh quang phát xuất từ khối Đại linh quang, do đó, con người và Thượng Đế có cùng một bản thể, có thể giao cảm với nhau. Con người cũng có thể giao cảm với các Đấng Thiêng Liêng nơi cõi vô hình. Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư đã minh giải rất chi tiết phương thức tiếp điển của đồng tử. Con người ai cũng có điển (dòng điện) âm và dương trong cơ thể. Tuy nhiên, khi hai đồng tử chấp cơ xuất chơn thần hay nhị xác thân, một đồng tử sẽ xuất điển dương hoặc âm, tự khắc sẽ tiếp nhận được dòng điển ngược lại từ đồng tử kia. Khi dòng điển thuần dương của Ơn Trên giáng (tạo thành dòng điển ba dây) khiến cho hai dòng điển âm và dương của đồng tử tạo ra lực hút và lực đẩy làm cho cơ bút chuyển động.

“Nói về nhơn điển thì trong mỗi người đều có điển âm và điển dương, tiếng Pháp gọi rằng Courant internatif. Do đó mà người đụng dây đèn cùng một thứ điện ấy thì chỉ bị giựt té mà thôi, nhưng tùy theo chơn thần mà điển đó mạnh hay yếu.(…)
Hai người lúc nhơn điển xuất ra, hễ bên nầy âm thì bên kia dương, bên nầy dương thì bên kia âm, hai luồng điển ấy xô đẩy hút kéo nhau mà cây cơ được vận chuyển.
Lúc điển vô hình chưa giáng thì hai luồng điển ấy không ăn với nhau, vì cớ mà cây cơ không chuyển động. Chừng lúc nào người tiếp điển đã xuất chơn thần tiếp rước điển thiêng liêng, thì điển vô hình làm cho hai luồng nhơn điển đụng chạm nhau mà xây chuyển cây cơ. Còn cây cơ có chuyển mà viết không được, vì một phần do hai luồng nhơn điển không điều hòa cùng nhau, nó chạm nhau mà không làm một âm hay một dương, vì đó mà cây cơ không chỉ theo chỗ, hay không chuyển động được, hoặc do thần không tịnh, hoặc do thần của người tiếp điển lộn xộn bất định, nên điển thiêng liêng bị đứt, chơn thần của kẻ phò loan làm cho loạn điển. Điển vô hình là thứ điển thuần dương mà thôi, kêu rằng Courant continu positif. Do đó mà khi điển thiêng liêng giáng hiệp với hai luồng điển của cặp phò loan mà thành luồng điển ba dây, kêu rằng: Courant triphasé. Sự huy động của cây cơ là do luồng điển hợp thành ấy.” (Đức Cao Thượng Phẩm, Thánh giáo sưu tập Q.3 (bài số 53), Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, đàn cơ ngày 04-11 Canh Dần (12-12-1950).)

Sau khi chơn thần xuất ra khỏi xác thân của đồng tử, dòng thiên điển và nhơn điển giao tiếp nhau, chơn thần của đồng tử theo sự truyền dạy của Ơn Trên điều khiển xác thân viết thành chữ.

“Như chấp cơ mà mê, thì chơn thần ra trọn vẹn khỏi xác. Thầy mới dạy nó viết chữ chi đó, nó đồ theo; Thầy nói tên chữ, xác nó cầm cơ viết ra; người đọc trật chữ, nó nghe đặng, không chịu: Thầy buộc viết lại và rầy kẻ đọc trật ấy.” (Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1, đàn cơ ngày 19-11 Ất Sửu (03-01-1926).

Trong trường hợp chấp bút, đồng tử xuất cùng lúc hai dòng điển âm và dương để hiệp với dòng điển thuần dương của Ơn Trên qua cây bút chì (tạo thành dòng điển ba dây) để đồng tử viết chữ ra giấy.

“Còn điển của việc chấp bút cũng do luồng điển ba dây hợp thành mà làm chuyển động bàn tay cầm bút, nhưng cái khó là người chấp bút một lần phải xuất ra hai thứ điển: âm và dương đặng vận chuyển cây bút. Nhưng cây bút phải là cây bút chì, đặng điển thiêng liêng chạy vòng trong cây bút mà không đụng đến tay người chấp bút thì mới viết dễ dàng được.” (Đức Cao Thượng Phẩm, Thánh giáo sưu tập Q.3 (bài số 53), Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, đàn cơ ngày 04-11 Canh Dần (12-12-1950).)

Tháng 6 năm Bính Dần, Đức Chí Tôn dạy Ngài Thái Thơ Thanh tập sự chấp bút sao cho thanh tịnh để chơn thần xuất ra khỏi xác thân hầu Thầy có thể dạy viết ra thành chữ.

“Thơ, con rán tập chấp bút, Thầy chỉ vẽ cho. Thơ nghe: Khi con ngồi tập thì thần con cho tịnh, chẳng nhớ chi hết. Khi Thầy giáng thì làm cho con khó chịu một chút, rồi Thầy dạy con viết, mường tượng như con đặt ra vậy, mà không phải con đặt đâu. Thầy đưa thần con theo Thầy lên không đặng Thầy dạy nó viết chữ chi thì nó cứ viết theo, chớ nó không biết gì hết. Khi ấy con có hơi khó chịu, như điển dính tay con vậy. Ấy là Thầy giáng, song con đừng có lòng sợ thì Thầy mới dễ giáng.
Đãi! Con lấy 9 cây nhang đặng Thầy làm phép trấn thần cho nó.” (Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, Khảo luận xây bàn & Cơ bút trong đạo Cao Đài, 2005, đàn cơ 26-6 Bính Dần (4-8-1926).)

Cầu cơ hay chấp bút trong đạo Cao Đài có đặc tính thiên nhơn hiệp nhất. Trong việc cầu cơ, dòng thiên điển của Ơn Trên và nhơn điển của đồng tử hòa nhập với nhau dưới sự điều khiển của Ơn Trên khiến xác thân đồng tử viết thành chữ hoặc xuất khẩu. Còn khi chấp bút, chơn thần của đồng tử xuất ra khỏi xác thân chịu sự điều khiển của Ơn Trên viết thành chữ trên giấy. Chính đặc tính thiên nhân hiệp nhất nầy của việc cầu cơ hay chấp bút đã tạo ra một sự mầu nhiệm trong cơ cứu độ kỳ Ba.

“Còn chấp bút, khi Thầy đến thì làm cho thần con bất định một lát, cho thần xuất ra nghe Thầy dạy, còn tay con tuân theo mà viết, ấy là một phần của con, một phần của Thầy hiệp nhứt, mới thấu đáo Càn-Khôn, tinh thông vạn vật đặng.” (Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1, đàn cơ ngày 19-11 Ất Sửu (03-01-1926).)

● Phân biệt chánh tà trong cơ bút

Cơ bút không có chánh, có tà. Khi mục đích của con người sử dụng cơ bút để phụng sự cho đạo lý với đức tin sáng chói, chí thành, chí kỉnh thì sẽ tiếp nhận được trọn vẹn lý huyền nhiệm từ các Đấng Thiêng Liêng theo luật cảm ứng. Đây chính là chánh tín, chánh đạo. Còn ngược lại, nếu con người sử dụng cơ bút cho tư tâm tư dục, tất yếu sẽ nhận được cảm ứng từ hạ đẳng thiêng liêng để đưa con người vào chỗ mê tín, tà đạo.

“Vì thế nên mới có câu: Hữu thành tắc hữu thần. Có đức tin vững vàng, có thấy cái ta trong Thượng Đế mới đạt được lý diệu mầu của cơ bút cũng như đạo pháp. Ví bằng các hàng tín hữu không trọn vẹn đức tin để thành kỉnh tìm một lối tiến cho mình thì cũng có thể nói: Vị thành tắc vô thần. Và hậu quả đưa đến bằng cái nhơn dục tự trị của cá nhân tín hữu đó là tự mình trói buộc mình vào chỗ không lối thoát. Cuối cùng cũng phải thiên về bàng môn, tả đạo rồi phiền trách chi ai!
Bần Đạo đã từng nói với tất cả toàn đạo rằng cơ bút là để truyền đạo, hoằng đạo, giáo đạo. Đồng tử là tướng soái để thông công. Sự kiến nghiệp to tát bao nhiêu cũng có thể làm cho cơ đạo tiêu trầm tan tác bấy nhiêu. Nên chi tu để mà thức tỉnh, để mà giác ngộ. Thức tỉnh giác ngộ để rồi khỏi lầm lạc trong cái vọng thức riêng tư. Nếu không còn vọng thức riêng tư tức thị là thánh nhân tại thế.” (Đức Đông Phương Chưởng Quản, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 26-2 Nhâm Tý (09-4-1972).)

Con người nơi cõi thế gian sử dụng cơ bút để giao tiếp với các Đấng Thiêng Liêng nơi cõi vô hình. Tuy nhiên, ngoài các Đấng thượng đẳng Thiêng Liêng như Thần, Thánh, Tiên, Phật giáng cơ dạy đạo; còn có hạ đẳng thiêng liêng thừa cơ hội mạo danh Tiên Phật giáng cơ bày trò phỉnh gạt chúng sanh theo đường tà đạo.

“Buổi Bạch Ngọc Kinh và Lôi Âm Tự lập pháp Tam kỳ Phổ độ, Quỉ Vương đã khởi phá khuấy Chơn đạo. Đến danh Ta nó còn mượn, duy ngai Ta nó chẳng dám ngồi mà thôi.
Lại còn hiểu rõ rằng Ta đến với huyền diệu nầy, mượn cơ mầu nhiệm, hiệp Tam thập lục động đổi gọi Tam thập lục thiên. Các tên chư Thần, Thánh, Tiên, Phật bị mạo nhận mà lập nên Tả đạo.” (Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1, đàn cơ ngày 15-7 Bính Dần (22-8-1926).)

Đức Giáo Tông Đại Đạo đã từng cảnh giác các hạ đẳng thiêng liêng luôn thừa dịp nhập vào cơ bút.

“Chư đạo hữu biết ngày nay là ngày Đại hội Bạch Ngọc Kinh, chư Thần Thánh Tiên Phật đều về mà còn cầu (…) Nếu chẳng phải Hộ Pháp và Thượng Phẩm phò loan thì quỉ đã nhập rồi.”
( Hương Hiếu, Đạo sử Xây bàn Q.2, tr. 248, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, 23-12 Bính Dần (26-01-1927).)

Vậy nên, các bài Thánh ngôn Thánh giáo cần phải được chức sắc Hiệp Thiên Đài kiểm duyệt trước khi ban hành. Nội dung bài Thánh ngôn phải phù hợp với đạo lý; mang tính bác ái, vị tha; ý tứ thanh cao; không giúp con người tư danh tư lợi; không nhằm thỏa mãn tính hiếu kỳ, dục vọng của con người, v.v.

“Cũng là cơ bút, mà các em nên thận trọng cho lắm. Bởi vì giữa thời buổi loạn ly, biết bao nhiêu là sự nhiễu nhương, tà thần ma quái cũng có thể mượn danh Chí Tôn và Thánh Thần Tiên Phật để phụng sự riêng cho mục đích tăm tối. Các em chịu khó suy xét phân biệt thì thấy ngay nẻo chánh đường tà. Những lời do cơ bút ban ra, nếu đi ngược với tôn chỉ Đại Đạo, thiếu tinh thần phục vụ nhân sanh, thì các em hãy thận trọng mà chấp nhận ban hành.” (Đức Thiện Pháp Nguyễn Bửu Tài, Liên Hoa Cửu Cung, 04-01 Bính Ngọ (24-01-1966).)

● Ngưng cơ bút phổ độ

Ngày mùng 1 tháng 9 Bính Dần (07-10-1926), quí vị Tiền Khai Đại Đạo gửi Tờ khai đạo cho chính quyền Pháp tại Sài Gòn. Ngay sau đó, quí Ngài được lệnh của Đức Chí Tôn chia làm ba nhóm đi phổ độ, lập đàn cơ thâu nhận tín đồ tại Lục tỉnh. Nhóm một gồm quý Ngài Lê Văn Trung, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Đạo Quang và phò loan gồm quý Ngài Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc. Nhóm hai gồm quý Ngài Lê Văn Lịch, Nguyễn Ngọc Tương, Yết Ma Luật và phò loan gồm quý Ngài Nguyễn Trung Hậu và Trương Hữu Đức. Nhóm ba gồm quý Ngài Lê Bá Trang, Vương Quang Kỳ, Yết Ma Nhung và phò loan gồm quý Ngài Cao Quỳnh Diêu và Cao Hoài Sang. Đến ngày mùng 10 tháng 10 Bính Dần, quý Ngài tạm ngưng các đàn cơ phổ độ để trở về lo đại lễ Khai minh Đại Đạo vào ngày rằm tháng 10 Bính Dần. Sau khi Đức Chí Tôn giáng cơ ban Pháp Chánh Truyền vào đêm 16 tháng 10 năm Bính Dần, Thầy bắt đầu dạy đạo, thiên phong chức sắc và thâu nhận tín đồ và xây dựng Hội thánh. Trong thời gian nầy, tín đồ muốn nhập môn phải thượng sớ cầu đạo lên Đức Chí Tôn và từng vị sẽ nhận được một bài thơ và xác nhận sự đồng ý hoặc từ chối của Thầy. Trong thời điểm nầy, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo cũng thay mặt Thầy thâu nhận các sớ cầu đạo. Đây là một đặc ân rất hi hữu đối với quí vị xin nhập môn cầu đạo trong buổi ban đầu. Tuy nhiên, đặc ân nầy cũng không kéo dài vô hạn định và thời điểm kết thúc cơ bút truyền đạo hay phổ độ kết thúc vào cuối tháng 6 năm Đinh Mão (1927).

“Còn tới cuối kỳ tháng 6 nầy (1927) thì Thầy phải ngưng hết cơ bút truyền Ðạo, các con sẽ lấy hết chí-thành đã un đúc bấy lâu mà lần-hồi lập cho hoàn toàn mối Ðạo.” (Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.2, đàn cơ ngày 02-5 Đinh Mão (01-6-1927).)

Tuy nhiên, việc ngưng cơ bút truyền đạo gây một số ngộ nhận là những cơ bút sau thời điểm cuối tháng 6 năm Đinh Mão (1927) đều không phù hợp với Thánh lệnh của Đức Chí Tôn tại đàn cơ ngày mùng 2 tháng 5 năm Đinh Mão (01-06-1927). Điều nầy đã được Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc minh giải tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý tại đàn cơ ngày mùng 1 tháng 10 năm Tân Hợi (18-11-1971).
“Ngày xưa, Đức Chí Tôn dạy bế cơ bút phổ độ, tức là đi truyền giáo từ tư gia, cho đến khi các chi phái đã nảy nở, cơ bút vẫn được lập nhiều nơi. Đó không phải là sai lời Chí Tôn đâu. Bởi từ giai đoạn, từ trường hợp để sắp xếp lại quyền pháp đạo. Tòa Thánh Tây Ninh phải củng cố nội bộ trong Thập Nhị Khai Thiên ngõ hầu nắm giữ quyền pháp không cho sai lạc, và ý Chí Tôn cũng ngừa phòng cái loạn cơ bút do thức thần nhơn tâm khuấy động làm cơ đạo phải chịu mấy lúc chinh nghiêng.” (Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 01-10 Tân Hợi (18-11-1971).)

Như vậy là đã rõ, Ơn Trên vẫn tiếp tục giáng cơ để sắp xếp, kiện toàn hành chánh đạo; quyết định cầu phong, cầu thăng chức sắc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài. Đức Thượng Đế giáng trần khai mở đạo Cao Đài sử dụng phương tiện cơ bút. Tín đồ Cao Đài tiếp nhận kinh điển, lời dạy của Ơn Trên qua huyền diệu cơ bút. Vậy nên, cơ bút là một phương tiện thông công gắn liền với người môn đệ Cao Đài. Chính vì thế, Chư Tiền Khai Đại Đạo đưa ra một nhận xét vô cùng sâu sắc về tầm quan trọng của cơ bút: “nếu thiếu cơ bút, chư hiền đệ hiền muội dường như thiếu tất cả”. Song, nếu con người lệ thuộc quá nhiều về cơ bút, tất yếu sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại, cầu an, thiếu sáng tạo và năng động để phát huy sáng kiến trên con đường tu học của bản thân và phụng sự thiên cơ.

“Đức Chí Tôn đã có ý cho tất cả Hiệp Thiên Đài được nghỉ một thời gian rất dài để thanh lọc lại trên việc tín ngưỡng của nhơn sanh, nhưng một nỗi là chư hiền đệ hiền muội từ xưa nay sống trong thế gian bằng thể xác, sống trong điển quang Thiêng Liêng bằng linh hồn, nếu thiếu cơ bút, chư hiền đệ hiền muội thấy dường như thiếu tất cả. Tuy nhiên, chư hiền đệ muội cũng cần phải tự thực dụng thần trí sáng suốt của mình trước các công việc đang diễn tiến trong đời cũng như tiền đồ Đại Đạo. Có lẽ đến một ngày nào đây, cơ bút cũng sẽ thu hẹp lại, để chư hiền đệ hiền muội tập được thói quen tự tín, tự tồn, tự tu, tự lập, mới đủ quyền năng ứng phó với mọi hoàn cảnh bên ngoài. Mặc dù cơ bút rất ít, nhưng quyền năng hộ trợ vẫn luôn luôn đầy đủ và sẽ xuất hiện từ trong tâm linh của chư hiền đệ muội. Đó gọi là Thiên nhân hiệp nhứt.” (Tiền Khai Đại Đạo, Vĩnh Nguyên Tự, 22-3 Tân Hợi (17-4-1971).)

● Nhiều cơ bút khác nhau

Trong thời Hạ nguơn mạt kiếp, Đức Thượng Đế sử dụng cơ bút khai mở nền Đại Đạo cứu độ nhân loại nơi quả địa cầu 68 nầy. Các đẳng chơn linh nơi cõi vô hình cũng đồng thời sử dụng cơ bút để lập công quả nơi thế gian. Do đó, không chỉ cơ bút xuất hiện trong đạo Cao Đài mà đã hiện hữu khắp mọi nơi. Lẽ tất nhiên, nếu cơ bút phụng sự cho chơn lý, tình thương, hòa ái, đại đồng, v.v. thì đây chính là chánh tín, chánh đạo. Còn ngược lại, nếu cơ bút nhắm đến chia rẽ, hận thù, bản ngã, độc tôn, v.v. trường hợp nầy lại là mê tín, tà đạo.

“Có câu: “Đạo khai ma khởi, Đạo phát ma sanh”. Rồi đây trên khắp cùng thế giới sẽ có rất nhiều cơ bút tùy theo cao thấp của chơn linh mà lập công độ thế. Tuy nhiên, chánh pháp Đại Đạo vẫn có một. Một đó là Thượng Đế, là Đạo, là chánh tín vô sai biệt.” (Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-4 Tân Dậu (18-5-1981).)

Chính vì có nhiều cơ bút, chơn giả khác nhau, cho nên cơ bút là một vấn đề rất cẩn trọng do hệ lụy của nó. Cơ bút có thể xem như một con dao hai lưỡi. Nếu biết sử dụng, cơ bút sẽ mang đến lợi ích to lớn trong cơ cứu độ; còn nếu không biết sử dụng, cơ bút sẽ mang tai họa khôn lường cho chúng sanh.

“Nội tình cơ Đạo hiện nay, Đức Chí Tôn đã căn dặn từ lúc mới khai Đạo, Thầy đã nói: “Quỷ Vương nó cũng dám lợi dụng danh Thầy, mạo danh Phật, Tiên, Thánh, Thần để dìu dắt nhơn sanh theo tà đạo”. Vì vậy cơ bút là một vấn đề tối ư hệ trọng.” (Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Ngọc Minh Đài, 04-3 Quý Mão (28-3-1963).)


Chúng sanh căn trí vô lượng, cơ bút có nhiều trình độ cao thấp khác nhau. Mặt khác, con người thường có tâm lý là không thoả mãn những gì mình đang có, mặc cảm tự ti điều mình đang sở hữu là thấp kém, tầm thường. Cho nên, muốn tìm kiếm cơ bút nơi khác để thỏa tính hiếu kỳ, khám phá. Có điều là cơ bút cũng có chánh và tà tùy theo các Đấng thượng đẳng hoặc hạ đẳng thiêng liêng giáng cơ. Mà việc phân biệt chánh tín và mê tín trong cơ bút lại cần có một trình độ tu học nhất định. Do đó, trong khi chưa có Hội thánh thống nhất Đại Đạo, người tín hữu Cao Đài cần chọn cho mình một pháp môn tu phù hợp tại một tịnh thất nào đó, theo sự hướng dẫn của Thánh ngôn hiện hữu tại địa phương. Đây chính là giải pháp an toàn nhứt để bản thân có thể yên tâm tu học hành đạo, không phải bận tâm thắc mắc về sự khác biệt giữa lời dạy các Đấng Thiêng Liêng tại nơi nầy hoặc nơi khác.

“Các em cũng đừng băn khoăn về việc nhiều cơ bút khác nhau. Điều đó các Đấng Thiêng Liêng đã dạy trước rồi, tùy theo căn cơ của mỗi người. Nếu các em thấy tự tin tự túc thì chớ tìm đến, bằng nếu thấy thiếu chi ngoài đạo lý thì tùy duyên phận của mỗi người, dầu Nam Tào, Bắc Đẩu cũng không ngăn được.” (Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 13-8 Kỷ Mùi (03-10-1979).)

● Mỗi người đều có một đài Hiệp Thiên


Con người là tiểu thiên địa hay tạo hóa trong Tạo Hóa, nên có quyền năng vô hạn, có thể quyết định con đường tiến hóa cho chính mình. Mặt khác, con người còn có đài Hiệp Thiên nên có thể thông công trực tiếp với Đức Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng mà không cần qua trung gian của đồng tử. Vấn đề là làm thế nào mở cửa đài Hiệp Thiên để thông công với Ơn Trên nơi cõi vô hình? Điều nầy cũng giống như mỗi người được ví như một radio hay ti-vi có thể nhận tín hiệu từ đài phát thanh hoặc đài truyền hình. Chắc chắn rằng đài phát thanh hay đài truyền hình phát tín hiệu liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhưng vấn đề là radio hay ti-vi có nhận được tín hiệu đó hay không?

“Trước kia Thầy có dạy: “Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn”. Quả thật vậy! Sáu mươi năm Khai đạo có biết bao nhiêu Thánh giáo, Thánh ngôn, lời Tiên, tiếng Phật. Đến ngày nay các con vẫn còn học hỏi với Thầy qua sự trung gian của đồng tử. Nếu chỉ có bao nhiêu sự việc thì chưa hết ý của Thầy muốn nói gì với các con. Đến một ngày nào Thầy không dùng đồng tử thì Đạo bế sao con! Mà phải hiểu mỗi con đều có một đài Hiệp Thiên. Nếu con mở được cửa thì thông công được với Thầy khỏi qua trung gian của đồng tử, vì trước khi Thầy đã dạy, đã trao chìa khóa cho các con từ buổi sơ khai Đại Đạo. Nhưng mấy ai giữ được thanh tịnh vô trần trực nhận chân tâm đại ngã. Bởi vì các con làm chưa được nên Thầy phải cần dùng đồng tử dạy dỗ các con.” (Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 18-02 nhuần Ất Sửu (07-4-1985).)

Hồng ân của Thượng Đế luôn tuôn tràn đến cõi thế gian không bao giờ gián đoạn, nhưng con người không phải lúc nào cũng thọ nhận được ơn phước của Đức Chí Tôn. Chỉ khi nào con người điều chỉnh tần số của bộ máy tiểu thiên địa cho phù hợp với tần số của Đại thiên địa, tự khắc sẽ tiếp nhận được hồng ân của Thượng Đế. Tần số mà con người có thể giao cảm được cùng Thượng Đế chính là tâm thanh tịnh, vô dục, vô niệm. Điều nầy rất khó thực hiện, bởi lẽ con người đang sống trong cõi dục giới với biết bao nhiêu phiền trược chi phối, thất tình lục dục bủa vây, bức màn vô minh che phủ. Tuy nhiên, giữ được tâm thanh tịnh đã khó, duy trì tâm thanh tịnh được lâu bền, thường trụ lại còn khó hơn gấp bội phần.

“Khi tâm linh được mẫn tuệ huệ khai thì người và Trời hòa đồng như một, vẫn nghe được tiếng nói không lời, vẫn thấy được hình ảnh không sắc tướng.

Chư hiền nói riêng, trong các tôn giáo dùng cơ bút nói chung, sở dĩ còn dùng cơ bút để Tiên Phật nương nơi đó viết thành văn, đọc thành lời là bởi vì chư hiền cũng như các giới khác chưa khêu tỏ trọn vẹn ngọn đèn từ huệ (transitor). Khi mỗi người khêu tỏ được ngọn đèn từ huệ rồi thì tự mình nghe được tiếng nói không lời, thấy được những hình ảnh không sắc tướng của các Đấng nơi cảnh giới khác.” (Đức Đông Phương Chưởng Quản, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-02 Quý Sửu (18-3-1973).)

Công phu thiền định giúp cho con người điều hòa được thần khí, an định được nội tâm. Khi ấy con người không những giao cảm cộng thông được với Trời, mà còn có thể hòa hợp tương liên với đại chúng. Chính cái lặng lẽ trống không, tịnh khiết như nhiên của tâm mới giúp cho con người hòa đồng cùng đại thể bao la, để có thể tiếp nhận được ơn thiên khải, nghe được tiếng nói vô thinh, thấy được hình ảnh vô sắc tướng nơi cõi vô hình. Đó cũng chính là kết quả của việc tự thắp đuốc mà đi vậy.

“Một ngày nào đây, nếu các con nam nữ của Mẹ phải tự thắp đuốc mà đi, không còn ỷ lại nơi lời Thánh ngôn Thánh giáo trong những đàn cơ sẽ có thì các con cũng nên nhớ rằng Thiêng Liêng tạm mượn thông công giữa Trời và người để các con an lòng hành đạo, tu thân, đó là phương tiện đặc biệt, nhưng dầu đặc biệt cũng chỉ là phương tiện. Giá trị hơn hết là tâm con có minh linh sáng suốt để cảm ứng với Thiêng Liêng nơi cõi vô hình. Đó là giá trị bất biến có thể giúp con đạt đạo chứng quả được.” (Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-10 Ất Mão (17-11-1975).)

Tạm kết

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay đạo Cao Đài tổ chức tam đài gồm: Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài và Bát Quái Đài. Cửu Trùng Đài là nơi chư chức sắc Thiên phong thay mặt Đức Chí Tôn phổ độ chúng sanh, thuộc về hữu hình, là phần xác của Đạo. Hiệp Thiên Đài là trung gian giữa Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài, trung gian giữa Trời và Người, thuộc về bán hữu hình, là chơn thần của Đạo. Bái Quái Đài là nơi triều ngự của Đức Chí Tôn và chư Thần Thánh Tiên Phật, thuộc về vô hình, là linh hồn của Đạo.

Hiệp Thiên Đài giữ vai trò rất quan trọng. Bởi vì, “Hễ Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài vẫn còn” (Pháp Chánh Truyền về Hiệp Thiên Đài.)
Chức sắc Hiệp Thiên Đài sử dụng cơ bút để thông công với các Đấng Thiêng Liêng nơi cõi vô hình. Thật vậy, bằng huyền diệu cơ bút, Đức Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng đến thế gian khai đạo, độ dẫn tín đồ, thiên phong chức sắc, xây dựng hội thánh, ban hành kinh điển đạo luật nhằm cứu độ chúng sanh trong thời Hạ nguơn mạt kiếp. Đức Chí Tôn và chư Phật Tiên Thánh Thần đã ban truyền thiên kinh vạn điển, Thánh ngôn Thánh giáo thật đầy đủ từ phẩm hạ thừa, trung thừa, cho đến thượng thừa để con người có đủ phương tiện tu học hành đạo, vừa xây dựng thế đạo đại đồng, vừa thực hành thiên đạo giải thoát.

“Thánh ý đã ban cho con từ lâu trong mười mấy năm qua đủ cả tu nội tâm và bình ngoại cảnh. Các con do đó mà tu, mà hành. Lẽ tất yếu hành công tu chứng của các con là phản tỉnh nội cầu, khắc phục cho đến khi nào con thấy được thuần chơn vô ngã thì kết quả sẽ đến với các con.” (Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 01-01 Giáp Tý (02-02-1984).)

Thật là một duyên phước vô cùng lớn lao khi con người được tham dự vào buổi đàn cơ, được diện kiến với các Đấng Thiêng Liêng ngay tại trần gian nầy. Cái thâm tình thiêng liêng vô cùng sâu đậm giữa kẻ Tiên người tục không thể nào dùng văn tự mà diễn tả cho cùng tận được. Song, khi người môn đệ Cao Đài đọc lại những Thánh ngôn Thánh giáo, chúng ta có thể tin chắc rằng Ơn Trên đang hiện hữu giống như trong khung cảnh của buổi đàn cơ trước đây trong quá khứ. Vậy nên, Thánh ngôn Thánh giáo là một kho tàng giáo lý thật sự mầu nhiệm mà Ơn Trên đã ban cho con người trong cơ tận độ thời mạt kiếp nầy.

Con người khi nhìn ra vũ trụ thiên không bên ngoài thì thật là nhỏ bé, nhưng khi soi vào nội thể bên trong thì địa vị không hề hèn mọn, thuộc hàng Tam tài đồng đẳng (thiên-địa-nhơn), có thể sánh cùng Trời đất. Mặt khác, con người có thể cộng thông cùng Thượng Đế, bởi vì mỗi người đều có một đài Hiệp Thiên, nên không cần phải thông qua trung gian của đồng tử. Chính giờ phút công phu thiền định lắng đọng tâm tư, thanh tịnh vô niệm, khai mở trí huệ, con người tiếp nhận được hồng quang thiên điển, nghe được tiếng nói vô thinh từ Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng.
“Các con nên nhớ vào giờ công phu thiền định khai mở cõi lòng tịnh khiết để tiếp nhận luồng hồng quang Thiên điển. Nhiếp thâu được nhiều hay ít là do ở lòng của con. Hồng quang Thiên điển luôn luôn bủa trùm để cứu độ sanh linh. Các con hãy giác ngộ, hãy ý thức với nhau để cùng tu hành hạnh hưởng.” (Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-8 Bính Thìn (07-9-1976).

Vâng, hễ tâm có định thì trí huệ bát nhã phát sinh. Mỗi người sẽ là đồng tử có thể trực tiếp thông công cùng Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng để thực hiện sứ mạng tự độ và độ tha trong trường tiến hóa nầy.

28-01-2010
Thiện Hạnh
Share:

google translation

Blogger Tips And Tricks|Latest Tips For BloggersFree BacklinksBlogger Tips And Tricks
English French German Spain Italian Dutch Russian Portuguese Japanese Korean Arabic Chinese Simplified
Powered By google

Tìm kiếm trong Blog này

LỜI NGỎ

Kính quý Huynh Tỷ, Đây là trang cá nhân, các bài được sưu tầm trên mạng để học hỏi và chia sẽ với bạn Đạo . Kính

XEM NHIỀU NHỨT

BÀI MỚI

Lưu trữ

Bài đăng phổ biến