Suy nghiệm giáo lý - SÁM HỐI ĐỂ TỎ LÒNG GIÁC NGỘ - TTV: Tu sĩ Kim Ngân (...
CÁCH THỨC HỒI HƯỚNG SAU THỜI TỊNH
công án mở Thần nhãn
Bài thơ này nói về vị trí 9 số của Lạc-Thơ, hay còn gọi là ma phương sao Thổ như sau:
Hoa Sen Trắng
SƠ THIỀN: TỊNH THỦ HƯ VÔ
SƠ THIỀN: TỊNH THỦ HƯ VÔ
Tý thời, đêm 15 tháng 5 năm Qúy Sửu - Đại Đạo 47 (15.6.1973).
THI
NGÔ hiệp thời sanh chuyển Pháp luân,
MINH cơ nhất bản Đạo tinh thuần.
CHIÊU an Thiên mạng hành Thiên đức,
Giáng điểm Thánh huyền tạo Thánh nhân.
Sơ khởi chí thành hoàn chí thiện,
Thiền khai Thần huệ hội Thần chân.
Tịnh trung chỉ niệm tiêu ma chướng,
Thủ đắc dương triền cấp thể huân.
Giờ này Ngô huynh thừa lệnh chuyển cơ giảng đề tài "Sơ Thiền Tịnh Thủ Hư Vô" trong phẩm Thượng Thừa Bửu Kinh này.
Tất cả đàn trung hãy tịnh tâm am tọa nghe dạy:
Sơ thiền còn có danh từ là Luyện kỹ Trúc Cơ. Là luyện vô niệm, luyện tâm hoàn toàn thanh tịnh hư vô, còn gọi là luyện Tâm thuần Dương.
Tâm có Tiên Thiên Tâm và Hậu Thiên Tâm.
- Tiên Thiên Tâm: vốn thuần dương, thuần thiện, thuần chân vô ngã, vô tử vô sanh. Là tâm của Thượng Đế, của Như Lai, của Thánh Nhân, của các bậc Chân Nhân.
Tâm này có đặc tính tịch tịnh như nhiên, không một hào ly tà hỏa.
Tâm này không hề nghĩ thiện, nghĩ ác hay bất cứ một đối tượng nào của thế giới Nhị Nguyên. Cũng không hề chấp có, chấp không, chấp Tâm, chấp Tướng, chấp Tánh,
chấp Mạng hay thiên chấp nhất biên.
- Hậu Thiên Tâm: Từ Thái Cực sanh Lưỡng Nghi là phân phát âm dương, sanh Tứ Tượng... là cơ trùng trùng chuyển hóa thị hiện. Thị hiện từ thế giới bên trong con người, đến thế giới hữu hình bên ngoài.
Sự thị hiện đó là do cơ biến hóa âm dương của Hậu Thiên.
Cơ biến hóa đại khái như: thạnh - suy, bĩ - thái, trị - loạn, an - nguy, tấn - thối, tồn - vong, dinh - hư, tiêu - trưởng, sanh - tử, tử - sanh... gọi là trăm ngàn đối tượng.
Nơi con người là lưỡng dạng tâm, là tâm bất nhất, là nhị Tánh, là phàm Tánh, là Ly âm Tâm hỏa...
Lưỡng dạng tâm đã tạo cho loài người tranh chấp hơn thua, mạnh hiếp yếu, đi đến chỗ tương tàn, tương sát lẫn nhau.
Lưỡng dạng tâm đã biến chốn thanh tịnh tu hành thành một hội trường tranh luận cao thấp chánh tà. Nên đã biến Chánh pháp ra tà pháp.
Lưỡng dạng tâm của con người đã gây ra nhiều tội lỗi không kể sao cho xiết.
Vì thế, lưỡng dạng tâm là hiện tượng nguy cơ của phương xử thế.
Còn Ly âm Tâm hỏa là hiện tượng nguy cơ của sự tu luyện,
vì Ly hỏa là loại lửa thiêu đốt Chơn đơn trong người.
Ly âm Tâm hỏa có loại dâm tâm là nguy hiểm nhất, đã từng thúc giục những kẻ tu hành thiếu nghị lực phải bỏ cuộc và rơi sâu xuống vực thẳm.
Sơ Thiền chủ trương luyện cái tâm Hậu Thiên thành cái tâm Thiên Tiên như đã nói trên rồi mới
bước vào công phu luyện Mạng.
Luyện Mạng khi đã thành Thánh Thai còn phải trở lại luyện tâm lần cuối cùng mới thành Chân Tâm hoặc Thuần Dương Tâm.
Thiền tịnh là pháp luyện Tâm an tịnh, dứt niệm lự ưu tư, thanh lọc giác linh. Luyện Tánh vô vọng động, thuần định, giải thoát vạn duyên trần nghiệp, dứt vọng ý sanh tâm, tạp niệm ngã chấp,
đoạn căn phiền não.
Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý sáu căn thức này hay tạo nghiệp khổ triền miên đều quy trung tức đưa vào tận bản cung quy y thọ Pháp (có chỗ gọi đóng sáu cửa là đây).
Mắt, mũi, miệng là ba ải trọng yếu, là đường thoát lậu tam bửu, phải được cẩn mật nghiêm phòng để cho các thinh âm, sắc tướng bên ngoài không có đường nhập nội tâm quấy rầy,
tạo nên muôn duyên vạn niệm.
Nhất là nhãn quan là cửa ngỏ thoát Thần du ngoại giới, cầm đầu cho các căn thức kia tác hại.
Bên trong tâm được an tịnh linh minh thì mọi căn nguyên phiền nảo, tà niệm, ác ý, sân tham đều biến dạng trong hư vô không cảnh, tức tâm được thanh tịnh.
Nhờ tâm thanh tịnh mà cơ luyện Mạng mới thành công, Thần Khí mới quy tụ, mới tiếp nhận được Chân Khí linh huyền bao la của vũ trụ vào nội Khiếu bồi bổ cho huyễn thân hóa thành Pháp thân.
Khi thiền tịnh: ngồi kiết già hoặc bán già, hoặc ngồi ghế tùy nghi, nhưng lưng phải ngay thẳng, sống mũi phải thẳng hàng với rốn, đôi mắt hạ thấp mí trên, gọi là xũ rèm mắt. Dụng Chơn ý và Khí hô hấp chuyển Thần từ Nê Huờn Cung hạ xuống Hạ Đơn Điền (Khí căn), đôi nhãn quang trực chiếu vào đó cho tức tức quy căn khiếu, gọi là "ngưng Thần tụ Khí nhập ư Khí huyệt chi trung". Hễ cực tịnh được lâu ngày thì thân tâm thơ sướng nhẹ nhàng thoải mái.
Nhờ Tánh, Mạng tương giao; Thần, Khí tương hiệp trong Thái Cực Cung mà có cơ
dương sanh động tiếp theo.
THI BÀI
Trường tu tịnh hư vô Chân Pháp,
Điểm môn đồ quy nạp Linh Căn.
Công phu vi diệu vô ngần,
Thừa hành còn phải chí chân nguyện thành.
Đủ nguyện lực mới hành Đại Đạo,
Có thiện căn mới bảo toàn công.
Có cầu lý Đạo tinh thông,
Mới đem Tánh, Mạng vào trong Thượng Thừa.
Phần Sơ thiền sớm trưa luyện kỹ,
Vì Đạo là trực chỉ chân tâm,
Đạo không ảo tưởng xa tầm,
Mà trong nội thể thâm thâm diệu huyền.
Nếu còn nặng nghiệp duyên khó thấy,
Nếu còn mang phải quấy biện minh,
Còn ham quyền tước, lợi danh,
Còn theo sắc tướng, còn sanh giả hình,
Còn phóng túng thất tình lục dục,
Còn sân dâm, còn lúc mê si,
Còn vương vật dục kéo trì,
Còn trong tứ khổ, còn đi lạc lầm.
Tu luyện Đạo là tầm nội thể,
Xét biết mình phục chế bên trong.
Tâm, Thần là chủ nhân ông,
Là chân chân giác, là không không trần.
Tâm tức Phật, Tâm chân là Phật,
Phật tức Tâm, Tâm thất là Ma.
Phật Tâm giác chiếu chan hòa,
Như như bình tịnh chẳng xa, chẳng gần.
Chân thiện hóa thu lần Tánh Đạo,
Tánh bổn lai hạo hạo nhiên không.
Thuần thành trí giác khai thông,
Sáu căn đóng cửa, ba lòng toàn vô.
Cơ nghịch vận pháp đồ thể tượng,
Quy vạn thù hiệp chưởng nhất nguyên.
Công phu kính cẩn kiền thiền,
Luân hành máy tạo cơ huyền diệu năng.
Công khởi nhập điểm phần sơ bộ,
Giải nghiệp trần điều độ thân tâm.
Tâm hư, Tánh định, Thần chân,
Bảo nguơn tam thể tiếp vâng thường hành.
Đoạn tứ tướng phân rành ảo tưởng,
Thâu phóng tâm quên chướng ngại hình.
Để cho nội giới linh minh,
Cho Thần Khí hiệp, cho tình Tánh quy.
Ấy mới gọi sơ kỳ kiến tạo,
Là Trúc Cơ cho bảo nguyên hanh.
Là công Tánh Mạng thuần thanh,
Diệu nhiên dung hóa tượng thành Đao Khuê.
Bảo linh căn hiệp tề nhất chũng,
Tam bửu quy chuyển dụng lò vàng.
Ngưng Thần, tụ Khí hồi quang,
Tức tâm, tâm tức nhịp nhàng ôn nhu.
Ly âm hỏa tiếp thu Khảm nội,
Long hổ giao chung hội nhứt đoàn.
Đãnh lư lập hướng Khôn Càn,
Chuyển xoay máy tạo, dinh hoàn định phân.
Thủ dược vật hạ tần hải để,
Tải huỳnh kim lên bệ Càn cung.
Trục Duyên thêm Hống đến cùng,
Hống thành Càn tượng, Duyên tùng Khôn diêu.
Tụ hỏa pháp là phiêu bí chỉ,
Lửa ấm thường Duyên Khí mới thăng.
Hấp, để, toát, bế làm căn,
Điền Ly, chiết Khảm hóa hoằng công phu.
Sơ tý thời hành chu vận số,
Tạo hóa dung là độ dương sanh.
Thiên nhân hiệp nhất tự thành,
Tu đơn phải biết, phải rành cơ Thiên.
Nội ngoại Khí huyền huyền tương tiếp,
Luyện phách hồn hóa hiệp Tiên Thiên.
Giải cơ thất chánh Khôn Kiền,
Chuyển cơ an định, chí huyền hư linh.
Thiền cực tịnh chờ sinh Chân động,
Thiên cơ triền hộ tống dương lai.
Quan môn đóng chặt bên ngoài,
Nhập thần điều hóa, nghịch khai dẫn hồi.
Nơi khiếu trung chỉnh ngôi ôn dưỡng,
Giữ ngoài trong chẳng chướng ngại tâm.
Chẳng còn niệm lự sai lầm,
Minh minh, ảo ảo, thâm thâm bảo toàn.
Châu thiên vận Khôn Càn mấy độ,
Cho hóa thuần khỏi chỗ lậu sanh.
Thiền tịnh, tịnh mãi động hành,
Động hành, tịnh vận, động sanh thời hầu.
Chừng nào hoán thể quy đầu,
Là Chân tiểu dược Minh châu sắp thành.
THI
Pháp đạo Tiên gia chuyển ngũ hành,
Huyền quan Tổ Khiếu tự quy sanh.
Định thần hội nhập song mâu chiếu,
Chân ý thông linh lưỡng Khí hành.
Diệu ứng huyền cơ Tiên Hậu hóa,
An nhiên Khiếu nội Khí Thần thanh.
Tu đơn rõ lý minh tinh hiện,
Chỉnh định Càn Khôn tại bản doanh.
Chư phận sự Hiệp Thiên Đài chú ý: Tất cả các đàn ban kinh được đọc và giảng tại Thánh Thất.
Việc ban hành phải chờ lệnh sau.
Giải bốn chử: Hấp, Để, Toát, Bế trong bài:
- Hấp: Mũi hít khí Hậu Thiên để tiếp Tiên Thiên.
- Để: Lưỡi trụ thượng ngạc để rước cam lồ.
- Toát: Giữ kín Cốc Đạo cho hỏa tụ.
- Bế: Xũ rèm mắt, chiếu ngược vào trong cho Dược ngưng Đơn kết.
Giờ mãn đàn, Ngô huynh ban ân chung.
Thăng...
Thập Nhị Cẩm Đoạn
Thánh Thất Bình Hòa, Gia Định,
Tuất thời 23 tháng 8 , Nhâm Tý . (30-9-1972)
Thập Nhị Cẩm Đoạn .
Đàn cơ dạy về Thập Nhị Cẩm Đoạn .
Kim Quang Đồng Tử : Chào chư thiên ân hướng đạo, chư liệt vị thành tâm tiếp Đức Đông Phương giáng lâm , tiểu thánh xin xuất ngoại ứng hầu .
Đông Phương Chưởng Quản . Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội .
Bần Đạo đến hôm nay để chỉ cho chư đệ hiểu một vài chổ bí yếu của đạo lý pháp môn
và cũng dạy chư đệ về sự ích lợi của người tu luyện .
Vậy Bần Đạo hỏi qua thất nhựt tu học và tri hành tịnh định, chư đệ có tìm thấy diệu lý của pháp môn ở chổ nào chăng ?
- Chí Thuần bạch .....
- Còn chư đệ ? cứ tuần tự dẫn chứng ở chổ thực dụng cho Bần Đạo nghe .
- Quí vị Thiện -Bảo, Chí-Hùng, Chí-Thành, Chí-Kỉnh và Đạt-Minh đồng bạch .....
- Riêng phần Huệ-Chơn , Đạt-Trí tuy mới bước vào môn tu luyên nhưng cũng nên tìm thấy sự ích lợi của pháp môn để vững vàng đi đến nơi đến chốn .
Này chư đệ ! hảy đồng an tọa , tịnh tâm nghe Bần Đạo giải về sự công dụng của pháp môn tương trợ tương quan giữa động và tịnh .
Trước khi giải , Bần Đạo hỏi chư đệ có thuộc qua pháp môn ngoại công thể dục chăng ?
- Thiện-Bảo bạch ....
Đây Bần Đạo giải về môn thứ nhứt : ( 1 )
Chơn-Tâm hiền đệ đọc pháp môn thứ nhứt.
( Đạo Trưởng Chơm Tâm vừa đọc vừa hành pháp ) .
- Đó là phương pháp Dục diện (rửa mặt khô) . Trước khi, phải thiền định, điều tâm, dẩn khí cho thần khí giao hội, đem điển lực vào đôi tay để xoa đầu. Chư đệ nên nhớ tác dụng của môn này rất ích lợi. Muốn điều tâm, điều tức có hiệu lực, phải hiểu tâm có 3 ngôi . Ngôi chánh của con người là Chơn Tâm là nguồn sanh huyết lưu hành dưỡng dục châu thân, Tâm ấy là chủ tể là Thần mà chúng đẳng đều triều phục. Khi Thần chú tưởng tưởng đến Nê Hườn thượng đẳng thì gọi là Thiên-Tâm . Tâm này là chổ chứa đựng tinh ba của Trời, của Tạo Hóa .
Khi Tâm chú tưởng đến Hạ-Đơn-Điền thì gọi là Địa_Tâm . Tâm này là nơi chuyễn trược tinh sinh Khí . thế nên người tu luyện phải biết nguồn gốc mà hành công cho đúng, bởi Nhơn-Tâm là chủ tể, Thần là soái của Khí, Khí là tướng của huyết, huyết lưu hành trong thể phàm phu trong khí Hậu Thiên, sa xuống là trược tinh
Ngưòi tu phải vận dụng Tiên-Thiên-Khí để siêu thoát. Muốn được trược tinh trở lại ngươn tinh tất phải dụng Thần để điều khiển các cơ cấu của bộ máy Tiểu-Châu-Thiên . khi Thần vận dụng sổ tức đến Hạ-Đơn-Điền ( cũng gọi là sanh tử khiếu) tất nhiên Thần cần phải luôn luôn chú tưởng, không được giây phút xa lìa.
Có như vậy mới đủ điển lực đưa Thần Khí vượt lên qua khỏi sanh-tử-khiếu , để thăng thượng cung mà trở vào giáng-khuyết-cung, để đóng làm mưa mấy móc, vũ lộ rơi xuống chan hòa cho thư thái các cơ quan dể dàng chuyễn động theo sự hướng dẫn của Thần Khí . Đó là Điều-Tâm để đem những gì còn lắng động trong lúc hành công, được tẩy trừ dứt bỏ một sát na không dấy động. Chổ nào ngăn ngại thì Thần đến để khai thông, nên người tu luyện cần phải an thần đừng để phóng tâm là thần du ngoại thì sự hoạt động sinh sống của người cũng ví như cái bộ máy bị động của một bàn tay thợ khác
Khi Thần vận chuyễn Khí ra đến đôi bàn tay, tức thì lấy chổ diệu dụng đó mà xoa mặt , xoa đầu , nhưng Thần vẫn không lìa để điều chỉnh các bộ phận nơi đầu được yên ổn, cho quang khiếu lưu thông . Vã lại Nê Hườn là chổ gọi Thiên-Tâm hay Thiên-Môn. Thiên-Môn không phải ở ngoài châu thân người hay ở trên vòm cao thẳm mà Thiên-Môn là đó. Mở được đó sẽ vào đến cung Trời , đó cũng là chổ thiên can lập vị .
Bí quyết này chư đệ, Trúc Cơ sẽ được xác thực hơn .
Qua pháp thứ hai : (hai là đánh trống (36) kế bám chặt vai (36) (2)
-Chơn_Tâm hãy đọc pháp thứ hai .
(Đạo Trưởng Chơn-Tâm vừa bạch vừa hành)
- Cười, bịt lỗ tai gọi là đóng huyệt Huyền-Ưng, là dùng 2 nhón tay để đánh vào dốt xương cổ chổ 2 đường gân giáp mối gọi là Thác-Thiên (đánh trống Trời). Khi chư đệ làm như vậy đó là triệu dương thần qui lại đảnh nội, thì chư đệ cần chú tưởng ở Mi Giang gọi là Thiên-Mục, nhà Phật thường gọi "Chánh Pháp Nhãn tạng" hay "Thế Chí Như Lai". Triệu dương thần vào đảnh môn cho Thiên-Mục hé mở. Khi đó vận dụng đôi tay để cùng đôi vai chuyễn vận cho Cao-Quang-huyệt được thông, hầu trừ khử các dịch tà xâm nhập . Sè 2 bàn tay để chặt từ gân cổ dưới Ngọc-Chẩm dài ra hai bả vai và hai vai phải quặt ra phía sau, ngực hơi ưởng ra , khi chặt trở vô thì hai vai quặt tới trước. Chỉ vận dụng đôi vai và đôi bàn tay , mình không được vận động. Chặt lên xuống như vậy 36 hoặc 72 lần, trong khi đó hai vai cũng lắt nhẹ theo nhịp của đôi bàn tay. Vì bên trong Giáp-Tích cận Tâm-Hỏa có hai huyệt gọi là Cao-Quang, hai huyệt nầy thuốc không trị tới, châm cứu không đi tới, nếu không phương pháp này, hai huyệt không thông sẽ bị cảm khi thời tiết bất trắc .
Đến môn thứ ba : (Ba là tay tréo bã vai, uốn mình qua lại đúng 3 lần)
Đó là một pháp trừ đàm đọng ở nơ Trung-Quản và xương sống .
Vã lại nơi người thường hô hấp bất điều hòa do sự hờn giận, vui buồn, cảm xúc lao nhọc, tóm lại là vô độ nên hô hấp không đủ bộ số theo vận khí của Trời đất hoặc vận khí của tạng phủ kinh lạc trong con người , nên khí thường bị lắng đọng xa vào Trung-Quản mà sanh chứng đàm ẩm. Thường thường các đốt xương sống của người đều bị chất đàm ngăn ngại nên hay sanh nhiều chứng bịnh bất thường như nóng mặt, nhứt đầu, sưng phổi, thổ huyết, .... nên người tu phải cần vận dụng cái khí, Thần chuyễn Khí để thông suốt ba cửa ải ngăn ngại là
Vĩ-Lư, Giáp-Tích . Nếu Thần xao lãng khí không hiệu lực,
không xuyên qua nổi 24 đốt xương ấy, khó diệt được các chứng nan y .
Bắt tay vào đôi vai là Thần đã đem điển lực vào lòng bàn tay và 5 ngón tay để ép vào
hai huyệt bên vai cho kín.
Chuyễn mình qua lại cho các khớp xương sống được rúng động theo bạch mạch
suốt lên đôi vai để trừ các chứng đàm độc phát sinh nơi ngũ tạng .
Đến pháp thứ tư : (Bốn chà Thận nóng rần (36))
Đây pháp nầy rất quan trọng, vì hễ tâm an sanh huyết, Thận ấm sinh khí. Về cách sè tay xoa nội Thận phải hiểu sự điều hành ích lợi của nó, chớ tưỏng xoa cho nhiều , xoa cho mạch như các sãi đọc kinh làm đám mà kết quả đâu ? . Trước tiên Thần phải giữ điển lực nơi đôi tay xoa vào nội thận, Thần phải cú tưởng cho sức nóng ấy chuyễn qua trước rún . Đó là kết quả thận thủy được điều hành cho trược tinh hóa Khí trở về ngươn tinh. Khi tìm được chỗ diệu dụng đó sẽ không bị vương những chứng trường hạ huyết, hay chướng khí xâm nhập khúc trung .
Đến môn thứ năm (Xoa vòng ngực 36 lần)
Xoa ngực hay xoa bụng đó là pháp môn điều dẫn những trược chất ở tỳ thổ được hóa tan. Vì Thổ là cung trung, nếu không thanh lọc thì tất nhiên ngũ hành không hòa hợp khó mà ngừa chỗ tương khắc để dụng thổ tương sanh. Khi Thần dẫn Khí vào đôi tay xoa vào bụng đó là làm cho tức tức qui về, ngũ hành cư hội, nên Thần không lìa Khí. Vận chỗ bí huyết này phải đợi qua Trúc-Cơ mới thấy được. chư đệ lưu ý
Đến môn thứ sáu : (Xoa phía Hạ-Đơn-Điền 36 lần)
Đó là pháp giúp cho Tam-Xa-Lộ không bị ủng tắt bởi chất độc lưu niên từ tam tiêu dấy động. Chất này hay làm cho người chịu những chứng bị rất khổ như xích trược , bạch trược, di tinh,
Nên mỗi khi xoa cần phải luôn luôn chuyễn Khí vào lòng bàn tay để áp cho đúng độ số.
Đó là một môn bí quyết của thần y ,chư đệ lưu ý .
Đến môn thứ bảy : (Chồm mình tới chèo thuyền cung tay 3 lần)
Đó là Thát Thiên ( đưa tay dở Trời). Tuy xem không có gì khó khăn, nhưng rất diệu dụng. Khi đôi bàn tay đưa tới trước thân mình ngã tới và rút đôi bàn tay về đưa thẳng lên trên không, mặt hơi ngữa lên tức thì các huyệt ở đôi tay và đôi vai, ở xương sống đều hé mở để đón lấy khí vận vào trong nháy mắt, như vậy Thần chẵng khá lìa. Khi điều tức không làm gấp rút mà phải thật chậm rãi để nghe chỗ diệu dụng của chính mình. Môn này có thể trừ được chứng bán thân bất toại, hay bướu nổi ở lưng hoặc cổ, vì khi ngã mình tới và người lên thì Thập Nhị Trùng Lâu đã tiếp được cái khí vận trong phút chót đó rồi .
Đến môn thứ tám : (Chà Giáp Tích cho ngay 36 lần)
(Đạo Trưởng Chơn-Tâm vừa bạch vừa hành)
-Hiền đệ không hiểu. Vì nơi lòng bàn tay mới có phục sinh tức khí, ngoài ra không thể dùng chổ khác mà xoa được, đôi tay nắm nhau là để tập cho quen với người mới tập còn cứng, không mềm dẽo, nên một tay phải làm chuẩn chận để tay kia tựa vào đó mà xoa. Làm không được phải tập dần cho được.
(Tham chiếu đàn pháp đêm 21-3-Nhâm Tý):
Về môn thoa huyệt Giáp-Tích, hai tay nắm lại với nhau để làm chuẩn ,
một tay giữ chuẩn nơi đó và một tay sè ra dụng lòng bàn tay xoa huyệt đạo,
trong khi Thần Khí giao hội chuyễn vận vào cánh tay đang xoa.
Có thể chư hiền thuận tay nào xoa tay đó, hoặc có thể xoa hết đôi tay, nếu tập cho dịu mềm thuận tiện đúng theo huyệt đạo là đúng. Nên nhớ huyệt Giáp-Tích (ở trên dưới 12 đốt xương sống) nếu dùng chổ nào xoa cũng được thì hà tất phải dùng lòng bàn tay làm chi . Nên lưu ý huyệt này rất quan trọng , vì gọi là Giáp-Tích Song-Quan. cần phải chú tưởng cho Khí qui tựu điển lực vào đó áp trợ mới linh ứng, bằng Thần xao lãng, chỉ xoa tay không, thì cũng như sờ cây hoặc đá mà thôi . Mở được huyệt này , hơi ấm sẽ thông vào tùy thổ tất nhiên chứng mệt mõi hay xuất hạn vô độ đều không vương. Nói riêng, huyệt này còn có một bí quyết diệu dụng riêng, nhưng chư đệ chưa đến chổ, nên chưa thể tìm được. Đến phần này chư đệ nên cố gắng mà tập lần lần sẽ được , không những mở Song-Quan Giáp-Tích mà còn dể dàng khai thông các huyệt ở khớp xương tay cho tay thêm sức mạnh .
-Môn thứ chín: (Chín là xạ tiển cung tay chín lần)
Môn này rất dễ và rất hay, rất ích lợi cho chư đệ nhất là lúc đứng tuổi, như chư đệ đay khi hành công môn này tức thì tam tiêu chuyễn động thông suốt, nguồn nước được tưới, hỏa dẩn trợ không bị ứ đọng ở Hạ-Tiêu,
có thể trừ được chứng kiết lỵ hay 36 thứ trỉ.
Tuy rất thường nhưng diệu dụng không xiết. Điều rất cần thiết là chư đệ phải dụng Thần chú tưởng vào đôi tay , phải nghe sức điển chạy nơi tay khi nắm lại, vì tay bấm vào cung Tý là thần trụ, tay dương thẳng là khí tẩu , nên Thần Khí phải luôn luôn giao hội , chớ rời thì mới thấy chổ diệu dụng của nó .
Môn thứ mười : (Mười chà gân giữa bàn chân (36 lần), chà rồi kênh cẳng bất thần tống ra )
Môn này rất có ích cho sinh lực con người là tứ hải lưu thông, hai lòng bàn tay hai lòng bàn chân áp thoa, Thần chú tưởng Khí sẽ dẫn về nơi cung Ly để cho tâm hỏa được vượng, mới đem đến cung Khảm mà nấu vàng. Đây là môn duỡng sanh của con người. Chư đệ lưu ý , nhịp tim không điều hòa, âm hỏa làm dương hỏa thất, thì người phải suy nhược lão lai, Còn bí quyết riêng chư đệ chưa học đến
Môn thứ mười một :
(Mười một xương khu vuốt chà (36 lần) làm cho dương hỏa sưởi vào toàn thân.
Cười, cười ! Hiền đệ phải nhận định cho đúng chổ này. Vã lại xoa khớp xương này ngã mình tới , mắt hơi ngưới lên, là để cho sức nóng của đôi đường bạch mạch chuyễn thấu lên đến Thập Nhị Trùng Lâu theo hai đường kinh lạc trở ra trước huyệt Huyền Ưng và lần đến song nhãn. Đó là đuổi hỏa xà xuất động. Môn này có thể trị được bịnh tích tụ hoặc chứng yếu thống hoặc chứng mạch lương. Chổ bí quyết của môn này còn phải đi đến một sự thành công thực dụng khác, chư đệ học đến Bần Đạo sẽ dạy cho .
Môn thứ mười hai : môn sau cùng .
Bần Đạo nói lên là đóng răng "Thiệt đáp Thiên Kiều" (cong lưỡi lên ổ gà).
Môn này cũng rất hay, vì dưới lưỡi có song huyệt, một thông Tâm, hai thông Thận. Trên Thiên Kiều có lối ra đến Thiên Môn nên đóng răng cong luỡi, Thần an Khí Tịnh, hô hấp điều hòa, lưỡng tình qui nhập cung trung là đôi mắt thấy vào chính giữa Mi Giang để Thiên Mục được thần an tại . Đóng răng có nghĩa là hai hàm răng nhập từ từ lại với nhau cho đến khi Tân Dịch xuất ra đầy miệng, sẽ dụng Thần chú tưởng vào Sanh Tử khiếu mà nuốt một hơi cho Tân Dịch chan hòa tới Sanh Tử khiếu. Đó là cam lồ rưới nhuận cho các gốc được trưởng dưỡng sanh sôi Chư đệ nên nhớ hễ Thần bất an là không bao giờ có Tân Dịch.
Đơn kinh gọi chổ đó là Thủy Hỏa hoa trì .
Về các công dụng của Thập Nhị cẩm đoạn , Bần Đạo chỉ dẫn sơ sự ích lợi của Pháp đó chớ chư đệ phải hành đúng sẽ thấy diệu dụng bí yếu thêm hơn .
Hỡi này chư đệ ! Hãy xem lại thứ tự mà hành công .
Đến đây chư đệ cần nhớ là học thuộc xong rồi chẳng nên khinh truyền cho
người chưa tu luyện hoặc đang tu luyện mà chưa qua ba việc là :
Điều Tâm: tức là trụ Thần và Thần lưu chuyễn để giao hội với Khí.
Điều Tức: là Khí phải tùng Thần, hể Thần đâu Khí đó.
Điều Thân: là thân phải luôn luôn chỉnh tề, trong sạch, khoan thai.
Qua ba việc đó mới biết chổ hay của pháp môn và mới được hành pháp môn khỏi sợ nguy hại
- Chí-Hùng bạch : xin Tôn Sư giải dùm pháp môn điều tức ở đoạn đầu .
Khi Thần dẫn Khí đến Hạ-Đơn-Điền khép hậu môn cho khí trở lên Vĩ-Lư, Giáp-Tích đến Ngọc-Chẩm, đến Nê-Hườn và ra nơi Thiên Mục. Đến hơi sau cùng là vòng thứ ba mươi sáu sẽ dụng Thần dẫn Khí đến Hạ -Đơn-Điền, khép hậu môn, Thần Khí trở lên theo xung mạch, tức là kế đường cũ lên đến phổi, hai luồng phổi sẽ bằng phẵng từ từ Khí lên đôi vai và truyền ra đôi tay chạy ra đến lưng bàn tay, ra ngón giữa và vào lòng bàn tay liền xoa đôi tay lại cho nóng mà hành xong nghe, hiền đệ rõ ràng chăng ?
Tóm lại chỉ Thần Khí tương hội để điều hành , để tìm chổ yếu lý của người hành giả. Chổ Bần Đạo phân ra đây là chưa phải thấy Đạo, nếu chư đệ xem lời dạy này để làm môn học thuyết thì tốt hơn tìm đơn kinh mà xem có nhiều chỗ hứng thú hơn .
Nơi đây, Bần Đạo cũng khuyên chư đệ bởi Sư Vô Vi Đạo Vô Vi .
Điều ân xá của Đức Từ Phụ đến cho rất mực thương xót chúng sanh thì chư đệ nên dặn lòng học sư bất như học hữu. Trên đời cũng có lắm người thông suốt đạo pháp duy sự đắc quả hay không là một điều khác, chớ nên nệ hà để học tập thêm cho được tinh tường khi bạn mình đã biết đó là đức tốt của Thánh Nhơn hiếu học vậy .
(1)Đọc thiệu cho dể nhớ : Một là điều tức, chà mặt xoa đầu
(2) Đây là thiệu để ghi nhớ
Tam thừa cửu chuyển
Tam Thừa là Ba Bộ. Cửu Chuyển là Chín Phép.
THI
NGỌC chẩm lần qua khỏi đỉnh đầu,
HOÀNG môn mới thấy báu linh châu ;
THƯỢNG thừa khuyên trẻ tâm vô ngại,
ĐẾ đạo chừng nên có dễ đâu.
Tam thừa là ba bộ. Cửu chuyển là chín phép.
1. Nhứt bộ, 3 năm đầu gồm 5 chuyển.
2. Nhị bộ, 3 năm giữa gồm 2 chuyển.
3. Tam bộ, 3 năm cuối gồm 2 chuyển.
Phép thứ nhứt : Xá dưỡng bổn nguyên, cứu hộ mạng hữu.
Là mình phải giữ cái xác thân của mình cho y nguyên, cho hoàn toàn thì mới mong cứu được linh hồn cùa mình, không thì phải chết. ( Y nguyên là chưa bị mổ xẻ, cắt bỏ một phần cơ thể ).
Phép thứ nhì : An thần tổ khiếu, hạp tụ tiên thiên.
Là mình phải gom, phải định cái chơn Thần của mình cho nó tóm lại một chổ, đừng cho tản lạc, là ngồi đâu phải chăm chỉ ngó một cái đóm trắng hoặc đen nào trước mắt ; rồi lâu lâu quen thuộc với khí Trời tức là tiên thiên chi khí nên mới gọi là tu Tiên.
Phép thứ ba : Trập (nạp) tàng khí (huyệt), chúng diệu qui căn.
Là luyện Tinh biến ra Khí. Nhờ phép đó, các phép hay đều dồn trong trái tim ; nơi tim máu phân ra các nẻo mạch làm cho mặt mày tươi đỏ, lên đầu bổ óc, làm cho con mắt có thần kêu là nhãn lực.
Phép thứ tư : Thiên nhơn hiệp phát, thể dược qui hồ.
Là sức Trời và sức người hiệp lại mới có thuốc trường sanh thâu vào hồ lô là cái bao tử ; nơi bao tử thuốc phân ra nuôi châu thân, mình mạnh khoẻ, không bệnh hoạn.
Hễ người không bệnh là người đặng trường sanh.
Phẻp thứ năm : Càn khôn giao phối, khử huẩn lưu kim.
Là khí dương và khí âm hiệp lại, trong đó có một phần khí có chất nặng, lóng dồn xuống hiệp thành một cục nằm trong ruột cùng. Cục ấy lâu ngày càng lớn kêu là Thánh Thai hay Thai Tiên cũng vậy.
Phép thứ sáu : Linh đơn nhập đảnh, trưởng dưỡng Thánh Thai.
Phép thứ bảy : Anh nhi luyện hình, xuất ly khổ hải.
Phép thứ tám : Di (an) nội điện, đoan cung minh tâm.
Phép thứ chín : Bổn thể hư không, siêu xuất tam giới.
Lời Thầy dạy thêm :
Đó là đủ phép luyện Đạo Tiên, thố lộ rồi, cho biết Đại Đạo luyện kim đơn không giấu.
Năm phép có giải nghĩa rồi, cứ tu luyện cho đủ 3 năm 8 tháng thì hiểu rõ cái Đạo là gì.
Còn phép thứ sáu thì phải tu thêm 2 năm rưởi thì mới hiểu được. Phép thứ bảy thì phải tu thêm một năm nữa mới biết. Trước sau cộng lại là bảy năm công phu rất cực nhọc thân hình lắm ! Rán thì sẽ được như tôi vậy không sai.
Hai phép kia, thứ tám và thứ chín tôi chưa học được. Muốn thì có lẽ phải rán sức gia công.
Bàng môn, Đạo chánh luyện một kiểu. Nhưng chánh giáo bền lòng cực nhọc nhiều năm như chuyện trồng xoài. Còn Bàng môn luyện 3600 phép thuật gọi là tiểu thuật. Mỗi phép luyện 49 ngày thì được, muốn luyện phép nào tùy ý.
Chánh đạo luyện tự nhiên như nhiên. Bàng môn luyện thấy hình, thấy bóng. Ai luyện chánh đạo mà thấy hình thấy bóng, đó là kiểu Bàng môn, nên phải sửa cách lại cho ngay thẳng ; nếu để lâu ngày khó đem lại đường chánh.
Bàng môn ưa tài sắc vì cái tiểu thuật quyến dụ người đời mê sa gọi là mầu nhiệm. Chánh đạo không mà có, nên dễ thành. Bàng môn có hình phép lạ mà không thành.
Lời phụ thêm của ông Giác Minh lúc còn tại thế :
Đó là đủ chín phép luyện đạo của Thầy truyền.
Trong 3 năm 8 tháng thì tu trong 5 phép đầu. Còn mấy phép kia thì phải tu từ 4 năm sắp lên, nhờ ơn đức Thầy bố hóa lần lần. Cộng là 9 phép hết thảy. Còn 3 năm sau chót là 3 năm công quả đi độ kẻ hữu duyên cho đúng 12 năm thì được chiếu triệu qui hồi cựu vị.
Phép tu luyện như vậy mà mình làm đặng hay không là cũng nhờ ơn đức Thầy bố hóa tùy theo phước đức của mình nhiều hay ít. Vậy nên phải tạo âm chất cho nhiều và thường phải hay lạy vái Thầy hộ độ và đừng giờ phút nào quên Thầy.
Phép Đạo của Thầy, tam thừa cửu chuyển, Đức Ngôi Hai Giáo Chủ viết ra hồi còn sanh tiền và có ghi lại trong cuốn CAO ĐÀI NGOẠI KHUYẾT
TIÊN THIÊN KHÍ TỨC NGỘ KHÔNG
TIÊN THIÊN KHÍ TỨC NGỘ KHÔNG
HÀ THANH CHƯỞNG GIÁO
HUỆ PHÁP THIÊN TÔN
Thầy mừng các môn đồ đệ tử – Thầy miễn phép, các con bình thân.
THI
Đạo là Đường Sáng các con ôi!
Còn nẻo tối tăm, ấy gọi đời
Quyết chí Thiên Đường mau bước tới
Chần chờ Địa Ngục chịu luân vơi.
Luân hồi Địa Ngục thuở nào ra?
Muội trí làm sao thoát ái hà
Mấy thuở Đò Trời qua Bến Giác
Hồng Ân Đại Xá buổi Kỳ Ba.
Kỳ Ba Ngọc Đế bố Hồng Ân
Từ Phụ thương con đọa cõi trần
Xá lỗi tiền khiên oan nghiệp trước
Con mau tu luyện hưởng Hồng Ân.
Từ nay các trẻ ráng lo tu
Chiếu Điển Thầy trên vẹt ngút mù
Dẫn dắt các con từng bước tiến
Bền lòng con trẻ gắng công phu.
Muôn loài sống trên mặt Đất này đều có Tánh Mạng, cũng đồng tu tiến, tất cả chúng sanh không đi ra ngoài luật ấy. Linh Quang vào trần phải trải qua bao kiếp học hỏi. Phải hy sinh giúp đời, hy sinh thân mạng của mình để nuôi sống kẻ khác, thì Chủ Tể Linh Quang mới được tiến hóa. Cứ bỏ xác này nhập vào xác khác, từ kiếp này qua kiếp kia, loài này qua loài nọ, trải qua muôn kiếp mới làm được con người. Người là Nhơn loại, còn thực vật, động vật, khoáng sản, kim thạch thì gọi là Vật loại. Còn những vi thể cực vi gọi là sanh linh mà kiếp sống ngắn ngủi chỉ bằng một sát na ( 1/90 của giây), một kiếp sống vô cùng ngắn ngủi, sanh linh ấy phải sinh sinh tử tử hằng triệu kiếp rồi mới tiến lên một bực, một kiếp sống dài bằng một giây, rồi vài phút, rồi vài tiếng đồng hồ. Có những sinh vật sống được vài ba hôm rồi chết. Đến loài dã thảo thì sống được một năm, cứ thế mà tiến dần từ lũy kiếp đến tiền kiếp, phải ngàn muôn triệu kiếp mới qua được trung kiếp là cầm thú.
Trải qua ngàn muôn kiếp bực trung mới tới bực nhơn loại là đại kiếp. Kiếp Vi Nhơn định hạn Bách Niên, nhưng thế gian ít người được Chín Mươi ( 90 ). Làm người thật rất khó, làm Tiên Phật lại càng khó hơn. Bởi vì kể từ Kiếp Vi Nhơn là bắt đầu chịu Thiên Điều thưởng phạt. Nếu biết sống thuận Thiên Mạng, xả thân giúp đời, vị tha vong kỷ thì được tiến hóa. Nhược bằng mê muội theo hồng trần làm điều nghịch lý, lợi kỷ tổn nhơn thì phải chịu nhiều quả báo, có khi còn thối chuyển xuống thú cầm, thảo mộc là đằng khác.
Ôi! Khó lắm thay! Thiên Điều định luật !
Vi Nhơn nan! Vi Nhơn nan !
THẦY GIẢNG VỀ CHAY - MẶN :
Loài linh vật hay thảo mộc, rau quả ngũ cốc là vật Tiên Thiên tự hóa, là giống vô tình, là vật vô tri, hữu sanh vô giáo, hữu mạng vô tánh, cần phải được tiến hóa hơn, bởi thanh chất phù hợp với Tiên Thiên Khí. Rau quả có màu xanh là do tiếp thụ ánh nắng Mặt Trời, hấp thụ Hạo Nhiên Khí đầy đủ tinh ba Thượng Giới, nên dù phải tiếp độ, ăn chúng, vẫn dụng được cái Thanh Chất ấy mà luyện Mạng hoàn đắc Kim Thân theo các pháp, bởi Thanh Chất phù hợp với Khí Tiên Thiên. Chừng công đầy quả đủ, cởi bỏ xác phàm, Kim Thân thăng thượng mới siêu xuất Tam Giới, ấy là lẽ đương nhiên “Thanh Giả Vi Thiên”.
Còn như ăn mặn bởi động vật là giống hữu tình có Tánh – Mạng, hữu tri hữu giác do chỗ Hậu Thiên trần cấu, chỗ huyết nhục giao cảm chi tình.
Bởi Động là Đất, Tịnh là Trời, Động vật thuộc về Đất sanh, Tịnh vật thuộc về Trời sanh. Cơ Động – Tịnh đã rõ ràng như vậy.
Người Tu Đơn Luyện Mạng mà nếu ăn mặn thì bị cái huyết nhục sinh động của hồng trần Trược chất thâm nhập, thì Kim Thân bị Điển Trược, dầu có Đắc Hồng Châu, thì Hồng Châu này do huyết nhục tạo thành nên không thể Siêu Xuất Tam Giới mà vẫn bị luân hồi trong cảnh Trược.
Các con ghi Tâm khắc cốt điều này.
Lại như ăn chay cũng không nên ép xác khổ hạnh. Bởi vậy, cần ăn uống cho đủ chất, đủ mùi, đủ vị thì mới đủ Tinh Ba để luyện mạng, Ngũ Tạng mới sanh Tinh, mới hườn qui Ngũ Khí.
Chất cay nồng thuộc Phế – Kim. Chỉ ăn vừa đủ, không ăn nhiều chất Cay như Ớt, Gừng, Tiêu vì chất Cay Nồng hại Can – Mộc. Ấy là Kim Khắc Mộc sẽ sanh bịnh.
Chất Chua, The, Chát thuộc Can – Mộc dùng nhiều có hại cho Tỳ – Vị ( Thổ ). Ấy là Mộc Khắc Thổ sẽ sanh bịnh.
Chất vị Ngọt, Bùi thuộc Vị là Bao Tử ( Thổ ). Dùng nhiều có hại cho Thận Thủy. Ấy là Thổ Khắc Thủy sẽ sanh bịnh.
Chất Mặn, Lạt thuộc Thận Thủy. Dùng nhiều sẽ hại Tim ( Hỏa ). Ấy là Thủy Khắc Hỏa sẽ sanh bịnh.
Chất Đắng, Nhẩn thuộc Tim ( Hỏa ). Dùng nhiều hại Phế – Kim. Ấy là Hỏa Khắc Kim sẽ sanh bịnh.
Trong việc ăn uống cũng phải cẩn thận để cho Ngũ Tạng điều hòa mà sản suất Tinh Ba, Ngũ Tinh Hoá Ngũ Khí, Ngũ Khí Hóa Ngũ Thần, Ngũ Thần Hóa Ngũ Quang, Ngũ Quang Hườn Phục Hư Vô. Hư Vô thì không còn phân chia, Đắc Nhứt rồi không còn sanh diệt mới vĩnh viễn trường tồn, huyền đồng Vũ Trụ. Đó là tột cùng cái Đạo vậy.
Quả Tim là Tâm Thất nghĩa là nhà của Tâm, còn Huyết Mạch là Thể của Tâm, vì huyết mạch châu lưu khắp cùng thân thể, mang Dưỡng Khí nuôi dưỡng các Tế Bào trong thân thể, từ đầu đến chân, chỗ nào cũng có huyết mạch đi tới để trưởng dưỡng. Bởi vậy khi chân đạp gai, tay đụng nhằm Lửa liền cảm giác biết đau, biết nóng. Cái biết ấy do Xúc mà biết, nhờ Tâm Thể là huyết mạch là biết. Nơi nào không có huyết mạch đi tới là chỗ ấy không có sự sống hoặc bị tê liệt thì không có Xúc Giác. Cái biết ấy cũng là Tâm nhưng là của huyết mạch tức Tâm Thể. Còn cái thấy của Mắt đối cảnh thần tri, biết phân biệt màu sắc sự vật, cái biết ấy là Nhãn Thức. Nhãn do Tâm mà có Thức. “Nhãn Thị Chủ Tâm” nhưng đấy gọi là Tâm – Thần là cái Tâm, chung quy cũng chỉ là một Hơi Thở.
Mà Hơi Thở là cái Khí, mà Khí chính là Tâm ! Tâm có thấp có cao, do chỗ Khí có Trược có Thanh.
Phàm nhơn Thở thì cái Khí hồng trần là Tâm, một Hơi Thở dùng làm lẽ sống nuôi thân, nhờ Hơi Thở ấy mà có sự sống, dứt Hơi Thở là chết. Dứt Hơi Thở thì không còn gì nữa hết. Mắt còn mà không thấy, Tai còn mà không nghe, Mũi còn mà chẳng ngửi, Miệng còn mà chẳng biết mùi vị nóng lạnh, Thân còn mà chẳng cảm giác đụng chạm tiếp xúc. Vậy thì tất cả cũng chỉ do Tâm.
Còn Hơi Thở Tiên Thiên là sao ?
Là chẳng phải Thở bằng mũi miệng mà Thở bằng Tâm. Tiên Thiên chỉ ứng hiện vào Tâm khi cái Tâm được Định, trở về cái Nguyên Thể của nó là Chơn Không. Bởi Tâm không còn một niệm, không tạp tưởng thì trở lại chỗ Tâm Nguyên Thủy là Chơn Không thì phù hợp với Chơn Không của Vũ Trụ, ấy gọi là “Tâm Tâm Tương Cảm”. Cái Tâm đồng thể với Vũ Trụ, ấy là Huyền Đồng thì Khí Tiên Thiên ứng vào Tâm Thể mà hòa cùng huyết quản.
Khí Tiên Thiên hể Tâm cảm thì nó ứng, chẳng phải do Hơi Thở của phàm phu.
Bởi thế các con Luyện Đạo cần để Tâm Không mới Tiếp thu được Tiên Thiên Khí. Tiên Thiên Khí hoặc biến, khó có thể cầm giữ lâu ngày nếu cái Tâm chưa hằng Định. Bởi vậy phải luyện cho được Hằng Tâm. Giữ được Hằng Tâm trong một phút … nhưng mà rất khó, phải dày công phu luyện tập mới đặng.
Hơi Thở Tiên Thiên vào là Khí mà ra là Thần.
Nhập Tẩn nghĩa là hít vào bằng Mũi, ( Mũi là Tẩn Môn cửa của Đất ).
Xuất Huyền là ra tại cửa Huyền Môn tức Nê Hườn Cung cũng gọi là Nam Thiên Môn – Đại Phật Đảnh.
Vào là Khí mà ra là Thần, đó là Hơi Thở Thiên Tiên.
Lúc ngồi Châu Thiên Vận mà cái Tâm được Định, Thần – Khí được vững, Tiên Thiên thị hiện, Khiếu Nê Hườn bị Điển Tiên Thiên xung phá, ấy gọi là Xuất Huyền, được như vậy mới là Ấn Chứng, nhược bằng trong lúc công phu mà Tâm còn vọng tưởng lo nghĩ bâng quơ thì Hơi Hô Hấp chỉ còn là hồng trần tạp khí. Vậy sự công phu trong giờ ấy không kết quả. Bởi Nguyên Thể của Tâm là Tiên Thiên Khí, mà nếu Tâm còn tạp nhiễm trần lao thì mất chỗ Tiên Thiên. Có câu:
“ Phật Tức Tâm – Tâm Tức Phật ”, cái Khí Tiên Thiên ấy là Tâm Phật đó. Tâm tưởng Phật là Tâm Không, còn Tâm vọng niệm trần lao là Tâm tà, Tâm vọng.
Biết được nó rồi gọi là Ngộ Không, tức là Đắc Đạo. Biết được nó phải thâu nhiếp được nó. Giữ nó cho thường tại trong lòng gọi là có Hằng Tâm. Không biết được Tâm mình thì không thể nào Đắc Đạo, công phu không kết quả thì không thể nào Thành Đạo được. Không biết được Hơi Thở Tiên Thiên thì làm sao biết được Thiên Tướng ( Không Tướng ).
Trải qua con đường thiên sơn vạn thủy, muôn hiểm ngàn lao, Ngộ Không cung Ngộ Năng, Ngộ Tịnh phò Thầy đến được Tây Phương, bỏ xác tại Lăng Vân Độ, lìa Bến Mê lên Bờ Giác, bỏ xác phàm mà nhập cảnh Tây Phương. Vào Kiến Phật là Khí đã hóa Thần. Phật truyền lịnh mở Hội Truyền Kinh, Cộng Đồng Chư Phật Mười Phương lại chừng có 500 A-La-Hán Giáng Long Phục Hổ, Bát Đại Kim Cang Thắng Hội. Sau khi Phật Như Lai minh giải về Ba Tạng Kinh, Phật truyền cho A-Nan, Ca-Diếp nhị vị Tôn Giả dẫn Thầy trò Tam Tạng qua Bửu Kinh Các mà phát Kinh. A-Nan, Ca-Diếp nhị vị Tôn Giả lại hỏi Đường Tăng rằng : “ Thánh Tăng từ Trung Thổ đến đây lạy Phật thỉnh Kinh mà có đem lễ chi chăng ?”, Tam Tạng thưa : “ Chỉ có lòng thành ” mà đến đây lạy Phật thỉnh Kinh về Trung Thổ để cứu độ người đời cùng siêu độ âm hồn. Thế rồi nhị vị Tôn Giả phải cho Kinh Không Chữ ( Vô Tự ) mà Bốn Thầy trò Tam Tạng cũng không biết. Ấy là “ Vô Tự Chơn Kinh” dễ gì thế gian biết được ?
Mà Đường Tăng đã Hiển Đắc Kim Thân lẽ nào không biết Tâm Kinh Vô Tự ? Còn Ngộ Không tức là Ngộ Đạo lẽ nào không biết Vô Tự Chơn Kinh ? Thế rồi Bốn Thầy trò nhận Kinh ấy mà ra khỏi núi. Lúc đó Nhiên Đăng Cổ Phật đã thấu rõ nguyên do bèn sai đệ tử Mạnh Hùng theo lấy Kinh lại, vì biết rằng thế gian Nam Thiệm Bộ Châu là bực thường nhơn muội trí không thể nào tri nổi Tâm Kinh ấy.
Khi Bốn Thầy trò trở lại ra mắt Như Lai, Phật mới phán bảo nhị vị phát Kinh không có lỗi. Chỗ này Ý Pháp rất quan trọng. Các môn đồ đệ tử muốn
Đắc Pháp Thành Đạo thì phải có cả một tấm lòng thành, nguyện chí Tâm hy sinh trọn cuộc đời mình xả thân Hành Đạo thì mới được Pháp Bảo, được Kinh Báu Phật ban, mới được Thân Vàng Hiển Chứng. Đó là một sự trao đổi lập ước giữa Thánh với phàm, giữa Tiên với tục. Phàm mà muốn được Bửu Pháp của Tiên ban thì có vật trao đổi, là trọn tấm lòng thành dâng hiến, trọn kiếp sống hy sinh để đánh đổi lấy Đạo, lãnh được Báu Kinh cho mình.
Cũng như Thầy muốn truyền Đạo cho các con, buộc các con phải dâng Hồng Thệ, phải lập ước với Thầy, phải cam kết cùng Thượng Phụ, phải đem cả cuộc đời, mạng sống của mình để đánh đổi cái Đạo.
Sau khi Phật thuyết minh, Đường Tăng đã tỉnh ngộ hiểu ý, Phật dạy A-Nan Tôn Giả phát kinh Hữu Tự cho Đường Tăng đem về Trung Quốc. Lần này A-Nan Tôn Giả cũng hỏi một câu là: “ Thánh Tăng từ Trung Thổ đến Tây Phương lạy Phật thỉnh kinh có đem theo lễ gì chăng để hiến dâng lên Phật?”. Đường Tăng mới lấy Bình Bát Vàng dâng lên mà làm của Lễ. Bình Bát Vàng tượng trưng cho tấm Lòng Thành là vật quý nhứt của Đường Tăng để đổi lấy Kinh Báu.
Một Tạng Kinh Hữu Tự cũng tức là phần Thiên Thơ Quyển Hạ được giao cho Đường Tăng đem về Trung Thổ. Xong Bốn Thầy trò ra khỏi núi Linh Sơn. Phật Quan Âm tra bộ công quả của Đường Tăng trải 13 năm gian khổ cùng bao nhiêu là tai nạn, bèn bạch trình cùng Đức Như Lai xin cho Bát Đại Kim Cang dùng thần thông đưa 4 Thầy trò đem Kinh Báu về Trung Thổ cho kịp trong vòng 8 ngày để trở lại Lôi Âm mới Thành Đạo.
Bởi khi vào Lôi Âm bái Phật thỉnh kinh gọi là Khí Hóa Thần. Đến khi thỉnh về Đông Độ dâng lên Vua Đường Thế Tôn ấy gọi là Thần Hườn Hư. Xong nhiệm vụ rồi 4 Thầy trò được Bát Đại Kim Cang dùng thần thông hóa gió trở lại Phật cảnh là Thành Đạo gọi là Hư Hườn Vô.
Như Lai sắc phong cho Tam Tạng đặng thành Chánh Quả là Chiến Đàn Công Đức Phật. Ngộ Không Hành Giả được thành Đấu Chiến Thắng Phật, phục hườn Chơn Thể, không còn mang lốt Mỹ Hầu Vương, cũng không còn Kim Cô Cẩn Thủ, ấy là “ Tướng Thể Quy Minh, Chơn Như Đại Giác”.
Ngộ Năng được phục hồi Thiên Bồng Chánh Khí, được Phật chỉ phong làm Tịnh Đàn Sứ Giả. Ngộ Tịnh phục hồi Quyện Liêm Thiên Tướng hình dung tuấn nhã. Được Phật chỉ phong làm La Hán.
Tam Tạng thần sắc quang minh, ba trò hình dung tuấn tú, chẳng còn mặt người mà lòng thú như xưa “ Thân Phật mà lòng cũng Phật ”. Con Long Mã cũng được A-Nan Tôn Giả dẫn ra ao Hóa Long xô xuống mà hoàn lại kiếp Rồng, vẩy vàng, sừng ngọc, râu bạc, liền bay lên dán vào Long Trụ được Phật chỉ phong làm Bát Bộ Thiên Long.
Bốn Thầy trò được thành Chánh Quả ấy gọi là “ Nhứt Thể Tam Thân Đồng Hiển Phật”. Đó là xong cuộc Tây Du, phần Tả Kinh của Thầy đến đây đã mãn. Đàn mai còn một đêm Thầy trò ta hội ngộ tâm sự một lần cuối để rồi chia tay cho đến ngày Long Hoa mới gặp lại.
Canh khuya Thầy mãn Điển Thần
Các con ở lại cõi trần lo Tu.
Thăng .
Vạn Tiên & Tru Tiên Trận
Thầy mừng các con - Thầy miến phép, các con an toạ
... Lòng quyết dặn lòng lo giải thoát
Chớ nên chậm bước trễ con đò
Kỳ Tam Ân Xá con ôi ráng!
Trễ Hội Ngươn này khó nỗi lo...
Hồng trần cõi tạm - Sanh ký tử quy
Người trí mau thức tỉnh trần mê
Tìm Chánh Đạo quay về vị cũ
Nhứt thất nhơn thân nan tái phục
Một kiếp làm người khó lắm thay!
Kỳ Ba Ân Xá
Ai kẻ hữu duyên
Gặp Đạo Chánh Truyền
Thức Tánh Tầm Nguyên
Nương Bát Nhã Thuyền
Phản Hồi Cựu Vị
Biết được Đạo rồi phải toan phấn chí, nỗ lực bình sanh mà hạ thủ công phu, chớ khá chần chờ! Ráng một kiếp này cho đoạt kỳ công quả Tiên Thiên trở lại Ngọc Bảng Danh Đề, thoát khỏi sông mê mà trở về cùng Mẹ - Cha sum vầy hội hiệp.
Muốn biết vũ trụ trước phải biết mình, bởi Nhơn Thể chính là Thiên Cơ, là bộ máy Trời nho nhỏ thu gọn nơi mình, tất cả huyền bí đều ẩn chứa bên trong. Hồi Quan phản chiếu Tâm mình sẽ thấy rõ Bản Nguyên Hoàn Vũ. Người có đủ tất cả cũng như Trời, thân ta là một Pho Kinh đủ đầy tất cả.
Muôn Kinh ngàn quyển đều tự nơi Tâm
Thiên Bang Vạn Pháp đều bởi nơi Tâm
Hiểu được cái Tâm là suốt thông Vạn Lý
Quy Vạn Pháp trở về Nhất Pháp.
Khoa học cũng là Đạo Pháp, Đạo sanh ra Pháp, Pháp là khoa học, là trình độ tư duy, là sự phát minh của con người. Khoa học đã hiểu Vũ Trụ một phần nào, nhưng chỉ hiểu qua phần tướng thể, là cái thế giới hiện tượng bên ngoài, cũng chưa thấu rõ nguyên lai của Vũ Trụ đâu mà có. Sự cấu tạo hình thành các hiện tượng cũng như kiếp tử sanh của con người là bởi do đâu? Tại sao thành rồi Hoại, Hiệp rồi tan ?!
Khoa học đã đạt đến trình độ cao, nhưng tưởng là mình đã chinh phục được Vũ Trụ, làm chủ Không Gian, nhưng nào đã chinh phục được gì? Hiểu được bao xa? Tầm kiến thức ấy cũng chỉ là hạn hẹp, khoa học chưa hiểu nổi Hồn là gì? Sự sống bởi đâu? Tai hoạ là ở chỗ sự tiến bộ về mặt Tâm Linh Đạo Đức của Nhân Loại không theo kịp đà phát triển của Khoa học vật chất, nó đã lôi kéo con người vào những cuộc chạy đua tranh tài cao thấp. Sự xuất hiện của Vũ Khí Nguyên Tử là một dấu hiệu sắp đưa con người vào vực thẳm, đến chỗ diệt vong.
Đó là báo hiệu cái điềm Tận Diệt của thế gian mà con người rồi đây không phương tránh khỏi. Nhưng may mắn thay! Trong nẻo Chết Đức Thượng Đế Phụ Hoàng lại mở khai Sinh Lộ, gieo mối Đạo Vàng tại cõi Trời Nam Linh San Phúc Địa, được hưởng Chơn Chủng Bồ Đề, cứu vớt một số Linh Căn, lập lại đời Thượng Đức.
Các môn đồ đệ tử một khi đã liễu ngộ tâm nguyện, đã đạt được thần thông chí diệu, đã rĩ các Pháp nhiệm của Vô Cực Đồ thì sẽ không còn bi quan nữa, bởi vì rõ các Đạo Pháp là Vô Cùng, Pháp môn là Vô Thượng. Đạo là trên tất cả.
Khoa học đã tính được vận tốc của ánh sáng là 300.000 km/s, và không còn vận tốc nào cao hơn nữa. Nhưng khoa học không biết là vận tốc Chơn Tịnh Điển còn cao siêu hơn nữa. Chơn Tịnh Điển là Điển trong Vô Cực, cũng như Chơn Tịnh Quang là ánh sáng của Đại Quang, là cái sáng Vô Cực, vận tốc ấy là Huyền Đồng Vũ Trụ, cũng như Chơn Tịnh Điển là không hệ thuộc thời gian, không gian mà là Nhứt Khắc, Nhứt Cảm, Nhứt Ứng. Cái Thần Thông của Tiên Phật ở trong Vô Cực là Huyền Nhiệm như thế.
Người tu đạt đến chỗ thần thông chí diệu rồi thì không còn gì ngăn ngại, ngờ vực, thắc mắc. Mỗi khi Tâm Linh Giới đã được khai thông, đã được Huyền Đồng cùng vô cực thì những cái tiến của Khoa Học chỉ là cái tiến của rùa bò, không đáng gì cả.
Rồi đây ở đời Thượng Đức sẽ có những nhà Bác Học xuất thân từ cửa Đạo, suốt thông Đạo Pháp, sẽ làm cho thế giới biết rõ Đạo mầu. Chừng đó khoa học của thế gian sẽ phải cúi đầu mà chịu phép
Thầy giảng về sợi dây phép "Khổn Tiên Thằng". Đời thường nói:"Thê Thằng Tử Phược", ấy là sợi dây tình ái mới là "Khổn Tiên Thằng", sợi dây ấy mới trói được Tiên, làm cho Tiên phải khốn đốn
Kìa như Khương Tử Nhà là bậc Đại La Tiên Thiên có sắc chỉ Ngọc Hư Cung phò tá Võ Vương Hưng Châu Phạt Trụ, nhưng vì còn vướng nghiệp trần nên một lúc bị Khổn Tiên Thằng trói ngã.
Khổn Tiên Thằng là sợi dây oan trái buộc ràng người thế cũng như kẻ tu hành, nếu không có Chí Đại Hùng không phương thoát khỏi, không có gươm trí huệ thì không đoạn đứt được sợi dây oan nghiệt. Dây Khổn Tiên đã trói ai rồi thì sức phàm không phương tháo gỡ, vì không thấy được đầu mối của nó thì làm sao gỡ cho ra !
Chỉ có bực giáo chủ mới có đủ thần thông để giải tỏa. Theo Thầy thì sợi dây ấy là Tà pháp, là Yêu pháp chứ chẳng phải Bửu pháp của Ngọc Hư Cung. Các trẻ tu hành coi chừng mà tránh dây ấy, đừng để nó trói buộc thì không phương vùng vẫy. Ôi! Khó lắm thay! Ai mở được dây này !? Thầy lấy làm lo cho đệ tử.
Ngày xưa Khương Thượng bị trói thì Nguyên Tử Chưởng Giáo sai Kim Hà Đồng Tử lãnh Linh Phù xuống mở cho Khương Thượng. Còn các con ngày nay nếu bị dây ấy trói thì Thầy muốn cứu cũng khó, vì phải do nơi đệ tử. Nếu lòng các con Nhứt Tâm Giải Thoát mà rủi bị trói bất ngờ thì Thầy có thể chiếu Điển Thần mà giải toả. Còn nếu con không đủ nghị lực tháo gỡ lòng trần chưa dứt thì Thầy cũng không cứu gỡ đặng.
Kìa như Đức Thích Ca khi còn là Thái Tử đã bị dây phép này trói một lúc, nhưng ngài là Bực Đại Đức, có Chí Đại Hùng, có Gươm Trí Huệ đoạn dứt dây oan, ấy bởi Chí Đại Hùng mà làm nên được.
Vậy các con muốn khỏi bị dây phép trói trở, phải quyết Tâm tu hành, một lòng Tinh Tấn, không luyến trần hồng, thì dây ấy mới không trói buộc được. Nhược bằng lòng chưa sạch, ý chưa thanh thì không thể nào tu hành tinh tấn. Phải đủ Hùng Tâm, Hùng Lực, tự mình giải phá, tháo gỡ triền miên thì mới khỏi dây ấy buộc trói. Phải Nhứt Tâm, Nhứt Đức như Đường Tăng, lúc nào cũng niệm Tâm Kinh hồi hướng Lôi Âm, một lòng tưởng Phật, dầu cho yêu tinh trước mặt, Quỷ dữ ngăn đường, lòng vẫn quyết thì Ngộ Không mới cứu được Thầy thoát nạn. Bởi vì Ngộ Không Tâm là cái Tâm Chơn Chảnh chỉ bảo vệ Tầng vì Thầy đã giữ được Hằng Tâm. Nếu như Tam Tạng Tâm trần còn vọng, còn luyến trần tình, thì Ngộ Không dầu có tài phép thế nài cũng khó mà phò tá Thầy được tới Tây Phương Phật Cảnh.
Lại còn mấy phép mà kẻ Hành Giả Chơn Tu phải tránh, phải sợ đó là 4 cây gươm của Thông Thiên Giáo Chủ Tru Tiên Trận. Trận này là trận dữ nhất. Bốn Gươm ấy là: Tru Tiên Kiếm - Lục Tiên Kiếm - Hãm Tiên Kiếm - Tuyệt Tiên Kiếm. Bốn gươm tượng trưng cho nạn lớn sẽ đến với những người nào tu không có Chánh Tâm.
Trận dữ với 4 Gươm Linh treo 4 cửa, bực Đại Tiên là 13 đệ tử của Ngọc Hư Cung không ai dám vào vì không đủ thần thông phá trận. Bốn Gươm Linh ấy là: Sắc - Tài - Tửu - Khí là bốn thứ độc hại đối với người tu.
Sắc là Tru Tiên Kiếm
Tài là Hãm Tiên Kiếm
Tửu là Lục Tiên Kiếm
Khí là Tuyệt Tiên Kiếm .
Chỉ cần bị một trong bốn gươm ấy cũng đã nguy rồi. Gươm nào cũng giết hại Tiên, làm khốn Tiên. Chỉ có Bực Giáo Chủ mới đủ thần thông phá trận. Còn các môn đồ dù đến Bực Đại Tiên cũng không dám tới.
Bực Giáo Chủ là Hoa Khai Đảnh Thông. Thế nên các môn đồ đệ tử phải đề phòng, đừng lấp lửng khinh thường mà phải Táng Thân Hại Mạng. Tuy nhiên, người phước đức cũng có thể tránh được nó, nhưng cũng phải bằng nghị lực của chính mình.
Phải tránh chớ chẳng đương đầu được với nó, phải sợ mà tránh chớ không nên tìm nó. Nay các con đang ở trong trận ấy, đã biết được Bốn Gươm Linh lợi hại như thế nào rồi. Nếu chủ được tâm mình thì không bị Gươm sát hạt. Nếu luyện được Hằng Tâm thì không sợ gì nữa, nhược bằng chưa có Chủ Tâm thì coi chừng bỏ mạng.
Về Trận Vạn Tiên bắt hàng Tiên Thú, các con hiểu thế nào về Tiên Kỵ Thú (Tiên Cỡi Thú). Trong cuộc thư hùng Xiển - Triệt ngày trước có chuyện vị Đại Sĩ - Đại Đẹ Tử của Ngọc Hư Cung hàng phục Tiên Thú như sau:
- Văn Tù Quảng Pháp Thiên Tôn bắt được Thanh Mao Sư Tử.
- Từ Hàng Đạo Nhơn bắt được Kim Mao Hầu tức là Kim Quang Tiên.
- Phổ Hiền Chơn Nhơn bắt được Bạch Tượng tức là Linh nha Tiên.
Cuộc đấu tranh Xiển - Triệt thuở ấy là có, chuyện Phong Thần là có thật, nhưng đây nói về phần Đạo nên người chép sử chẳng thông nên không ghi rõ. Bởi đay thuộc về Huyền Sử có tính cách huyền thoại, nhưng là chuyện có thật.
Tiên Kỵ Thú có nghĩa là mình đã chủ đặng cái Tâm mà chế phục được cá tính, hàng phục được chúng sanh trong nội bản thể. Bắt Yêu Tinh quy hàng Phật Tánh, đó là Tiên Kỵ Thú. Thú là Thú tánh, chúng sanh tánh, là dục vọng. Tu là Chủ Tâm để chế ngự dục vọng của lòng. Đó là mình cưỡi lên con thú của lòng mình vậy. Cưỡi được nó là Thành Đạo, không thâu phục được nó là Đạo chưa thành. Cũng như Đường Tam Tạng nhờ 4 trò giúp đỡ, nhờ Long Mã mà đến được Tây Phương.
Thôi đêm nay Thầy dạy đã tạm đủ, thầy giã từ các conThăng !