CÁC ĐÀN CAO ĐÀI ĐẠI ĐẠO CHIẾU MINH VÔ VI TAM THANH
Cao Đài Hội Thánh, Dương Đông, Cù Lao Phú Quốc, thuộc tỉnh Rạch Giá , đi bằng tàu cao tốc 2 tiếng rưỡi đồng hồ tới Đảo. Đi xe Honda 15 phút đến nơi. Năm 1960 ông Minh Truyện xuống Cần Thơ gặp bà Minh Trình (bà hội đồng Thơm) trình bày dự định của ông xây một ngôi chùa trên nền cũ của Quan Âm tự ở Phú Quốc để ghi dấu nơi phát nguyên Cao Đài Đại Đạo. Ông Minh Truyện đã đến ngôi chùa Cao Đài Hội Thánh cũ để đo lấy kích thước. Do đó chùa tại Phú Quốc có cùng kich thước và hình thể với ngôi chùa Cao Đài Hội Thánh ngày xưa, chỉ có mặt dựng trên cao hơi khác ; tên chùa cũng đặt là Cao Đài Hội Thánh (1961).
Thánh Đức Tổ Đình, thuộc Thành Phố Cần Thơ, đi xe hướng Cái Răng, bên nây cầu, quẹo trái.
Đàn Chợ Lớn ( Chủ Đàn: Phan Văn Lớn = Anh Sáu Lớn, đã qui liễu. Số 23 đường Phú Thọ, Thành phốn Sài Gòn, Việt Nam. Người chỉ kiểu thuộc là HH Lê Thành Danh nhà tại cầu Đường Chừa Thành Phố Vĩnh Long (trên đường đi hướng Cần Thơ), Đàn Thánh Đức Qui Nguyên do Đạo trưởng Lê Ngọc Cẩn chỉ kiểu, con của Đạo Trưởng Lê Thành, vì cần có người chỉ kiểu nên cần HH Danh từ Vĩnh Long lên Sài Gòn thường vào những ngày Sóc, Vọng và ngày 13 Âm lịch mỗi tháng.
Vì lý do không đủ chỗ để ngồi thiền nên Đàn Chợ Lớn có cất thêm phía sau làm Đàn khác.
Đàn Long Hoa ( chủ Đàn: Nguyễn Thị Dung), Số 113, đường Bùi Viện, Quận I Thành Phố Sài Gòn, Việt Nam. Đàn không còn hoạt động.
Trước Tiết Tàng Thơ (phía bên sông Sài Gòn, Quận 9), nay không còn, nhà tole, vách ván hư nát, còn nền.
trong năm Bính Tí 1936 này, một nhà đàn mang danh hiệu Trước Tiết Tàng Thơ được tạo lập trên một gò đất giữa thửa ruộng rộng 5 mẫu tại Thủ Thiêm của ông Nguyễn Háo Vinh, chủ nhà in Xưa nay. Nhà đàn này rất rộng lớn, mỗi cạnh dài 10 m, nền cẩn đá xanh, có gác ván để làm nơi cầu cơ, chính tại nơi đây đã hầu cơ tiếp được trọn bửu kinh Đại Thừa Chơn Giáo.
Đàn Toàn Chơn, chủ Đàn: Trần Thị Mận, số 403 đường Petrus Ký nay là Lê Hồng Phong, Quận 10, Thành Phố Sài Gòn, Việt Nam. Bây giờ đã dời về Quận 12. Saigon
Đàn Minh Cảnh, thuộc Huyện Dương Minh Châu, xã Bàu Năng, tỉnh Tây Ninh. Đi xe Bus lên Tây Ninh, đến Bàu Năng ngừng thì đến cổng.
Đàn Long Vân, chủ Đàn: Bác sĩ Vân, Thành phố Sài Gòn.
Đàn Linh Bửu, trên cù lao gần cầu Cái Khế, qua đò, hiện có cầu qua khu du lịch đang xạy cát. Đàn Linh Bửu xưa lợp tole, vách ván đơn giản. Nay HH Nguyễn Văn Tỷ đang lo tu bổ lại để làm Đàn có nơi rộng rãi lo công phu. Tại nhà HH Tỷ là Đàn Linh Bửu mượn tạm trên gác. Sau những Đàn cơ hay công phu chung thì mượn nhà HH Tỉ lo nấu chay cho bạn đạo chung vui ăn và đàn đạo.
Đàn Thánh Đức Qui Nguyên, số 9 đường Phạm Hùng, Phường 2, Thành Phố Vĩnh Long, do bác Tám Lê Ngọc Cẩn là chủ Đàn, bác Tám trai qui liễu có ấn chứng thuần Dương nhứt mục. Bác Tám gái cũng qui liễu và có ấn chứng thuần Dương nhứt mục. HH Lê Ngọc Ẩn hiện là Chủ Đàn, chị nhiều khảo đảo vì con cái sử dụng nhà làm Meo nấm rơm, nên Đàn ở trên lầu, chư đồng đạo ít đến đông vì lý do HH Ẩn tịnh khẩu công phu rút lúc già, không chịu nhận vào MTTQ và không xin Tư Cách Pháp Nhân nên việc tu hội chung không thực hiên được. HH Nguyễn Văn Thâm, tu Nhị Bộ từ nhiều năm qua, được cử làm người chỉ kiểu. HH Ẩn chỉ kiểu chưa đủ 12 người nên chư vị nào cần xin keo, có thể đến hầu THẦY, xin keo và HH Ẩn chỉ kiểu, không dự đông được.
Đàn Cao Minh, trên phần đất thuộc eo biển vịnh Rạch Gíá, đi đò võ lãi qua biển, hỏi tài công ghé Đàn Cao Minh của chủ Đàn là HH Phổ Chiếu. Có Đàn cơ.
Chiếu Minh Giáo Tòa, Chiếu Minh Đàn Cái Vồn – Chiếu Minh Giáo Toà :
Tháng 11 năm Đinh Mão 1927, nhị vị Bùi Quang Huy, Nguyễn Văn Huỳnh lên Sài Gòn diện kiến Đức Ngô. Tháng sau cụ Bùi trở lại, được Đức Ngô cho thấy sự huyền diệu, cụ về phế đời hành đạo, cất một nhà đàn tại xã Mỹ Thuận, tổng An Trường, hạt Cần Thơ, tức Chiếu Minh đàn Cái Vồn, để tu hành và in kinh ấn tống.Trên bìa kinh Đạo Gia Tang Lễ của Chiếu Minh đàn Cái Vồn in năm 1929 có tiêu đề : Cao Đài Thượng Đế Đại Đạo Cần Thơ. Cũng năm 1929 ấn tống quyển giải thích kinh Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, năm 1931 ấn tống quyển Tỉnh Thế Ngộ Chơn giải nghĩa; cả hai đều do chủ đàn biên soạn. Trong thời chiến tranh, Chiếu Minh Đàn Cái Vồn bị hoại. Đến mùng 1 tháng 6 năm Canh Tuất 1970 mới tái lập với danh hiệu : Chiếu Minh Giáo Toà, đứng độc lập từ đó tại Thị Trấn Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, qua cầu sắt hướng đi Trà Ôn, dưới dốc cầu là Toà nhà có lầu, phía trư1ơc có tượng Đức Di Lạc bằng ngọc thạch. Xưa kia cố Chưởng Giáo Bùi Hà Thanh, đệ tử của Đức Ngô Minh Chiêu lo chưởng quản. Ngài qui liễu có ấn chứng, đã đắc Tiên vị hiệp nhứt với THẦY Thượng Đế nên ngài giáng cơ xưng danh Từ Phụ. Hậu Duệ là Chưởng Giáo Bùi Trí Dũng, đã qui liễu có ấn chứng thuần Dương nhứt mục. Hiện nay có Chưởng Giáo Bùi Liên Chi từ Trung Tâm Tu Tịnh núi Chứa Chang Bà Rịa về Bình Minh để tiếp tục việc dạy bửu pháp với 3 cấp:
Cấp 2: ai ăn chay trường mà chưa tuyệt dục được: công phu 2 hiệp, có thiền 15 đến 20 phút.
Cấp 3: cho chư vị trường chay và tuyệt dục được, khỏi xin keo, chỉ dâng Sớ, được chỉ cách công phu 3 hiệp và thiền 20 phút hay hơn.
Cao-Đài-Tự tọa lạc trên đỉnh núi Ông Cấm do Đức Chưởng Giáo Bùi Trí Dũng xây dựng, có công phu theo pháp do Chiếu Minh Giáo Tỏa chỉ cách công phu. Có những sạp cho khách du lịch ngủ trọ để có tịnh tài cho thánh tịnh nầy, có một hồ chứa nước mưa mới xây xong.
Tông Truyền Thái Nhứt Hư Vô hay Thượng Đế Phật Đài trên đỉnh Núi Lớn Vũng Tàu do Sư Tông, nhơn danh là Ngô Hùng, có xin Ơn Trên cho thêm chữ lót thành ra Ngô Đại Hùng, do lời nguyện và ngài có họ Ngô trùng với Đức Ngô Minh Chiêu, ông Sư Tông xưng là Cao Thiên Đăng Quân, họ CAO là do hai chữ Cao Đài, Sư Tông thường ban thánh danh cho chư đồng đạo, nam thì ban thánh danh có họ CAO, nữ thì có thánh danh họ DIÊU (cho Thiên Danh MẸ là Đức Diêu Trì Kim Mẫu), có thêm bàn thờ Đức Phật Mẫu, Đức Cao Thiên Đăng Quân có hình của Sư Tông, bên ngoài chanh điện có bàn thờ Tổ Quốc, Long Thần Thổ Địa, bàn thò cửu huền thất tổ, bàn thò chư vị tu đắc Đạo, Sư Tông học thiền với A.L Bùi trí Dũng của Chiếu Minh Giáo Tòa, tự tạo cơ sở từ trước năm 1975 nay đã kiến thiết đủ tiện nghi, có đạo tràng, có nơi thiền định và có nhiều bàn thờ, có cúng giỗ, cúng cầu siêu Của Huyền Thất Tổ của chu vị tu tại đấy và có cúng nhiều Lễ lớnm nhỏ như một Tông Giáo riêng, chư vị hành giả tu thiền theo Phái Chiếu Minh Giáo Tòa do Sư Tông chỉ kiểu có thêm lời niệm riêng, cách xả thiền khác đôi chút, nhưng tách riêng ra hoạt động riêng lấy lý do quá xa Bình Minh Vĩnh Long mà xin tư cách pháp nhân riêng, Sư Tông tự đặt ra Kinh riêng để cúng tứ thời, có thờ tượng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đức Quan Âm Như Lai bên ngoài chùa, có huyệt chôn tháp lục giác trước chùa. Sơ đồ tổ chức gồm có ba Cơ như Ba Đài là Cơ Đạo, Cơ Thế và Cơ Pháp và Tổng Bộ Từ Hàng, mỗi vị phụ trách một Cơ được thế phong (không có cơ bút) là chư Bồ Tát Tiên Tông Đồ. Hoạt động không phát triển vì thiếu điều kiện tài chánh và Tư Cách pháp nhân đang xin mà chưa được nên không dám họp đông trên 15 người, nên còn hoạt động nội bộ, chưa phát triển rộng, vì Chương Trình Hoằng Hoá Châu Âu do Đức Chưởng Giáo Bùi Trí Dụng phác họa gần đến ngày xuất dương hoằng pháp và dạy cách công phu cho người ngoại quốc tại Châu Âu do thư mời của một vị Tổng Giám Đốc tại Zürich, tiếc thay, Đức Chưởng Giáo Bùi Trí Dũng qui liễu và chuyến đi Thụy Sĩ bị ngưng lại. Ai muốn thọ pháp thì không xin keo, mà do ngài Thống Chưởng Ba Cơ xét và chỉ kiểu, còn chư vị Giáo sư Tâm pháp khác chưa được phép dạy ( "xuất sư").
Thánh Tịnh của giáo sư Trường hay Đại Sư Minh Nhân tại Phú Yên tu theo bửu pháp từ Chiếu Minh Giáo Tòa truyền, có Văn hỏa và Võ Hỏa như các Đàn Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh (Chiếu Minh rặc theo cựu pháp có ba Bộ, còn nơi đây thì có ba cấp, ai trường chay tuyệt dục thì được dạy cấp 3 luôn một lúc dâng Sớ), nhưng không có xin keo.
Chiếu Minh Đàn Rạch Sỏi – Chiếu Minh Long Châu :
Tháng giêng năm Kỷ Tỵ 1928, gia đình cụ Lê Minh Giác nhập môn cầu đạo tại Đàn Chánh. Đến ngày 20 tháng 4 âm lịch, Ơn Trên định cho cụ khai mở đàn tại nhà ở Rạch Sỏi, làng Thạnh Mỹ, tổng Đinh Bảo, quận Châu Thành Cần Thơ. Đó là Chiếu Minh Đàn Rạch Sỏi. Ngày khai đàn có quý vị : Hồ Vinh Qui, Đặng Khắc Kỷ, Tăng Minh Thìn, Tám Tỵ đến dự.
Vào mùng 9 tháng giêng năm Bính Thân 1956, hai đồng tử Huệ Ngọc và Ngọc Anh Huỳnh đang hành đạo bên Tiên Thiên, đem thánh lịnh dạy lập Hội thánh Chiếu Minh qua trình các vị trong Hội Giáo Cao Đài Thượng Đế. Các vị đều từ chối, cuối cùng ông Thiên Huyền Tâm tiếp nhận rồi cùng ông Ngọc Minh Khai lập Hội Thánh Chiếu Minh và xây Toà Thánh Long Châu trên nền cũ của Chiếu Minh đàn Rạch Sỏi.
Chiếu Minh Đàn Ba Xe – Chiếu Minh An Giáo :
Gia đình cụ Võ Hồng Sa đã nhập môn từ khi Đạo mở tại Cần thơ. Đến năm 1930 cụ đem về xã Tân Thới, quận Ô Môn, lập Chiếu Minh Đàn Ba Xe. Sau 24 năm nhà đàn bị xuống cấp trầm trọng. Sau khi được xây dựng lại, Chiếu Minh Đàn Ba Xe khánh thành vào ngày rằm tháng 7 năm Giáp Ngọ 1954 với tên mới là Chiếu Minh Ẩn Giáo, nay thuộc hội thánh Chiếu Minh Long Châu.
Bửu Minh Đàn và bộ kinh Tam Bảo :
Cụ Nguyễn Thành Được người làng Thới Thạnh, quận Ô Môn đến hầu đàn Chiếu Minh ở Ba Xe rồi về nhà lập Bửu Minh Đàn, nơi đây đã tiếp được trọn bộ Kinh Tam Bảo bằng quốc âm. Bửu Minh Đàn nằm trong ngôi nhà gạch tường cao cửa rộng của cụ Cả Được. Nhà này chỉ tồn tại đến 1945 thì phải phá bỏ trong tiêu thổ kháng chiến.
Chiếu Minh Đàn Lai Vung – Thánh Tịnh Long Vân :
Cụ Lê Văn Khoái thánh danh Thiện Duyên , đã hầu đàn tại Chiếu Minh Tự Tân Lược và lãnh pháp tu bậc thượng thừa. Đến năm Quí Dậu 1933, cụ tạo lập Chiếu Minh Đàn tại Long Thắng, Lai Vung, Sa Đéc. Đến năm 1952 nhà đàn bị hư hoại, bổn đạo cất lại bằng cây ván, lợp ngói và đổi thành Thánh Tịnh Long Vân. Sau nửa thế kỷ bị hư mục từ từ, thánh tịnh cũng được thu nhỏ lại dần dần, vách ván được thay tạm bằng tôn, ngói phải thay bằng tấm lợp fibro. Tháng chạp năm At Dậu (tháng giêng 2006) đạo hữu trong Hội Thánh Cao Đài Thượng Đế với phần hổ trợ quan trọng của hai đạo tỷ ẩn danh, đã giúp Thánh Tịnh Long Vân xây dựng lại mới hoàn toàn bằng gạch, rộng rãi trên nền cao ráo.
Năm 1932, phái Chiếu Minh có được 13 nhà đàn, trong đó có Chiếu Minh Đàn Mỹ Khánh của cụ Trần Văn Chất, Chiếu Minh Đàn Long Tuyền của cụ Nguyễn Văn Khá, Chiếu Minh Đàn Nhơn Nghĩa của cụ Nguyễn Văn Trượng, Chiếu Minh Đàn Phong Hoà của cụ Tràn Hữu Phú, Chiếu Minh Đàn Vĩnh Hoà Hưng của cụ Huỳnh Văn Bửu. Cụ Lê Nghĩa Phương, cụ Nguyễn Đăng Dinh lập hai nhà Đàn Chiếu Minh tại làng Thành Lợi. – Cụ Nguyễn Quang Diệu lập Chiếu Minh Đàn Tân Qưới, cụ Nguyễn Hữu Vẹn lập Bửu Cảnh Đàn tại làng Tân Qưới.
Vào năm 1937 khi hiệp tác với Cao Đài Liên Hoà Tổng Hội, Chiếu Minh có đến 27 thánh sở. Năm 1940, ông Phán Quí xuất bản 1.000 cuốn Đạt Ma Bửu Truyền do ông diễn nghĩa. Sách được giới thiệu trên tạp chí Đại Đồng tháng 5-1940 : “Ai muốn thỉnh xin do diễn giả ở Xóm Chài, châu thành Cần Thơ. Có trử bán tại chùa Cao Đài Hội Giáo Cần Thơ. Thực ra chùa này đã được Đức Ngô dạy sửa tên lại : “ Cao Đài Hội Thánh, bỏ chữ Giáo để chữ Thánh, vì chỗ hội những người hiền, tức là Thánh.”
Bửu Quan Đàn – Tân Chiếu Minh :
Đến thập niên 40, tại Thành Phú, Thành Lợi, Bình Minh, Vĩnh Long cụ Nguyễn Văn Dần lâp Đàn Bửu Quan, sau ông Nguyễn Kim Đương trông coi. Đến những năm rối rắm, đàn bị uy hiếp, ông Hai Đương qua Huệ Đức Thanh kêu cứu. Chánh Hội Trưởng Hội Giáo Cao Đài Thượng Đế Chiếu Minh lúc bấy giờ là cụ Phan Khắc Giảng đứng ra can thiệp với nhà đương cuộc Pháp, rồi cùng ông Võ Văn Ngàn qua lập đàn lại. (Về sau thánh sở này trở thành Hội thánh Tân Chiếu Minh. Hiện nay là thánh thất Tân Chiếu Minh được cất lại trên địa điểm mới) đứng độc lập.
Thiên Lý Đàn &Trước Cảnh Quang – Thánh Tịnh Thiên Trước :
Sau chiến tranh, năm 1946 Cụ Phan Khắc Giảng tái lập Hội Giáo và phổ độ được một số khá lớn nhơn sanh. Các nhà Đàn Đồng Minh Đức, Đồng An Tịnh, Pháp Minh Đàn, Thiên lý Đàn, Trước Cảnh Quang, được thành lập.
Thiên Lý Đàn của ông Thông Tâm, thế danh Nguyễn Kim Sanh ban đầu ở Cần Thơ, sau được thánh lịnh cho dời về Ô Môn, Trước Cảnh Quang của ông Thông Quang, thế danh Trần Phú Thơ được thánh lịnh cho lập Đàn mật tại Ô Môn. Thiên Lý Đàn và Trước Cảnh Quang đều thuộc Hội giáo Cao Đài Thượng Đế, về sau kết hợp lại thành Thánh Tịnh Thiên Trước đứng độc lập.
Tây Thành Thánh Thất :
Vào giữa năm 1949, chư vị trong Hội giáo Cao Đài Thượng Đế hợp tác với bác sĩ Cao Sỹ Tấn xây dựng trụ sở Chẩn tế và khuyến thiện. Được cụ bà Hội Đồng Võ Văn Thơm nhường cho sử dụng miếng đất, Anh lớn Phan Lương Báu cho bộ cột, sườn nhà (lẫm lúa), cụ Trần Đắc Nghĩa cho ván lót gác, việc xây dựng được khởi công từ tháng 9-1949 đến 11-1949 là hoàn tất. Cơ quan chẩn tế được khai trương vào tháng 12-1949. Đến 1950, đàn cơ tại Huệ Đức Thanh Ơn Trên dạy thiết trí điện thờ Đức Chí Tôn trên gác, ban cho ngôi thờ tự tên Tây Thành Thánh Thất và định ngày khánh thành là 27-8 năm Canh Dần nhằm 10-9-1950. Ngày khánh thành có thượng lá phướn vàng mang hàng chữ : “TÂY THÀNH XUẤT HIỆN QUY BÁ GIÁO HIỆP NGŨ CHI CHUYỂN CÀN KHÔN HOÀ BÌNH THẾ GIỚI” khiến các vị lãnh đạo Hội giáo Cao Đài Thượng Đế không dám đến dự, rồi từ đó không dự vào việc cai quản Tây Thành Thánh Thất. Mọi việc đều do ông Võ Văn Ngàn quán xuyến. Lúc đó trên bảng của thánh thất, người ta thấy bên dưới chữ TÂY THÀNH THÁNH THẤT có 2 chữ Pháp Union Caodaiique (Cao Đài Qui Nhứt -NV), nhân sự của Tây Thành gồm người đạo thuộc các chi phái khác nhau và từ nhiều địa phương khác về đây hành đạo.
Huệ Đức Thanh (Cầu củi) – Huệ Đức Thanh (Cồn Cái Khế) :
Sau năm 1945, bổn đạo Chiếu Minh trong thành phố Cần Thơ lập Thánh Tịnh Huệ Đức Thanh ở khu Cầu củi đường Nguyễn Trãi Cần Thơ. Văn phòng Hội giáo Cao Đài Thượng Đế đặt nơi đây. Chánh Hội Trưởng là Cụ Lê Quang Nghi.
Năm 1951, có 24 vị được phong thánh danh tại Huệ Đức Thanh. Đàn cơ ngày 14 tháng Chạp năm Tân Mão phong cho Thập nhị Thiên Huyền : Thiên Huyền Vân (cụ Phạm Thành Nam), Thiên Huyền Quang (cụ Lê Quang Nghi), Thiên Huyền Đức ( cụ Phan Lương Báu), Thiên Huyền Huỳnh (cụ Phan Lương Hiền), Thiên Huyền Linh (cụ Phan Lương Thiệu), Thiên Huyền Thanh (cụ Phan Lương Bản), Thiên Huyền Minh (cụ Hồ Quang Sớm), Thiên Huyền Võ (cụ Hồ Quang Hinh), Thiên Huyền Pháp (cụ Huỳnh Quốc Lập), Thiên Huyền Tâm ( cụ Nguyễn Văn Tự), Thiên Huyền Lạc (cụ Võ Văn Chà), Thiên Huyền Chơn (cụ Nguyễn Thành Tựu).
Đàn cơ ngày Rằm tháng Chạp năm Tân Mão 1951 phong cho Thập Nhị Bạch Diệu :
Bạch Diệu Nhựt (bà Lê Quang Nghi), Bạch Diệu Nguỵệt (bà Phạm Thành Nam, Bạch Diệu Thiện (bà Phan Lương Hiền), Bạch Diệu Minh (bà Phan Lương Thiệu), Bạch Diệu Vân (bà Phan Lương Báu), Bạch Diệu Hồng (bà Phan Thị Liêng), Bạch Diệu Chơn (bà Phan Lương Bản), Bạch Diệu Từ (bà Nguyễn Thị Hường), Bạch Diệu Huệ (bà Lưu Thị Phụng), Bạch Diệu Tâm (bà Hồ Quang Sớm), Bạch Diệu Đức (bà Nguyễn Văn Tự), Bạch Diệu Hoà (bà Võ Văn Chà).
Cũng trong khoảng thời gian này, bộ kinh Ngọc Đế Chơn Truyền của Hội thánh Bạch Y
được lịnh mang qua Huệ Đức Thanh để Ơn Trên duyệt.
Năm 1964 Thánh Tịnh Huệ Đức Thanh bị cháy rụi trong trận hỏa hoạn thiêu hết khu Cầu Củi đường Nguyễn Trãi Cần Thơ. Văn phòng Ban Quản Lý Hội Giáo phải tạm dời về tư gia Anh Lớn Thiên Huyền Minh.
Năm 1969 đàn cơ tại Tây Thành Thánh Thất dạy các vị : Thiên Huyền Vân, Thiên Huyền Minh, Võ Khúc Tinh, và đồng tử Ngọc Ánh Huỳnh hiệp cùng nhiều đoàn khác, trong đó có Anh lớn Huỳnh Đức, có cả Minh Sư… lên Tây Ninh để bàn cơ thống nhứt. Mùng 8 Tết đoàn đến Toà Thánh Tây Ninh, quí anh lớn Cao Hoài Sang, Phạm Tấn Đãi, Lê Thiện Phước tiếp đoàn, nhưng không bàn bạc gì cả vì không thoả thuận được dùng đồng tử nào để lâp đàn.
Năm 1971 Ban Cai Quản Tây Thành Thánh Thất đồng ý cho Ban Quản Lý Hội Giáo Cao Đài Thượng Đế được dời văn phòng về đặt tại Tây Thành. Ngày 15-12-1972 Liên giao 2 gồm 18 hội thánh họp tại Tây Thành Thánh Thất đã ký kết Thỏa Ước Tây Thành.
Một vị chức sắc Bạch Y thế danh là Trần Thị Tư, thánh danh là Ngọc Chi Liên về hành đạo tại Tây Thành Thánh Thất trong thời gian từ ngày 2-1-1971 đến 20-7-1973, độ được rất nhiều người ăn chay nhập môn theo đạo. Ngày 6-5-1971 Chủ trưởng Ban cai quản Phước Thiện Tây Thành Thánh Thất xin gia nhập Giáo hội Trung Ương Cao Đài Thống Nhứt để cho các tu sĩ được hưởng chế độ hoãn dịch với lý do tôn giáo. Gần bốn năm sau, Ban cai quản Tây Thành Thánh Thất xin rút khỏi Giáo Hội Trung Ương Cao Đài Thống Nhứt và được chấp thuận vào ngày 16/4/1975. Kể từ ngày này Tây Thành Thánh Thất chánh thức gia nhập Hội Thánh Cao Đài Thượng Đế.
Ngày 1-11 năm Giáp Dần (14-12-1974) tại Tây Thành Thánh Thất được thánh lịnh dạy chuẩn bị ngày ra mắt các Hội Thánh đàn anh và ngày 24 trình diện thành phần Hội Thánh. Anh Lớn Thiên Huyền Thanh thế danh Phan Lương Bản làm Chưởng Quản Hiệp Thiên đài, Thông Huyền Quang thế danh Phan Lương Qưới làm chưởng quản Cửu Trùng đài. Vào đầu thập niên 70 Hội giáo có một sở đất rộng 7000 m2 nơi cồn Cái Khế, trồng táo, dừa, chuối… và có cất một gian nhà làm văn phòng Toà Thánh Huệ Đức Thanh, đến năm 1989 do nhà nước yêu cầu, Hội Thánh phải tháo giở, di dời về tạm đặt tại Tây Thành Thánh Thất tháng 9 - 1990. Như vậy đã hai lần danh hiệu Huệ Đức Thanh bị xoá sổ. hiện nay HH Thông Huyền Quang mở Đàn Bảo Châu Thiên Lý Cảnh bên Úc Châu.
Về việc xin công nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh Cao Đài Thượng Đế có 2 ý kiến trái ngược nhau: phải xin và không xin, đưa đến sự chia rẽ trầm trọng trong nội bộ phái đạo Cao Đài Thượng Đế và Tây Thành Thánh Thất. Năm 1999 tình trạng rạn nứt đến độ vô phương cứu vãn. Bên chủ trương không xin pháp nhân ra lịnh đóng cửa thánh thất, ngưng hẵn các sinh hoạt lễ hội, chỉ cúng kính nhang khói thôi, chỉ giữ việc tu hành, tạm ngưng hành đạo. Còn đa số theo chủ trương phải xin công nhận tư cách pháp nhân đã đứng đơn xin tổ chức đại hội Nhơn Sanh.
Ngày 24-4-2002 Đại Hội Nhơn Sanh phái đạo đã bầu ra Ban Đại Diện và hành lễ đón nhận pháp nhân, cấp vào ngày 4-10-2003. Vào lúc ấy, Hội thánh Cao Đài Thượng Đế chỉ còn hai thánh sở : Tây Thành Thánh Thất và Thánh Tịnh Bạch Vân Cung ở tỉnh Sóc Trăng. Hai năm sau có thêm hai Thánh Tịnh Huờn Nguyên : Chiếu Minh Tự ở tỉnh Vĩnh Long, và Thánh Tịnh Long Vân ở tỉnh Đồng Tháp.
Trong tương lai dự kiến sẽ có thêm thánh sở huờn nguyên, gia nhập hội thánh. Xây lại Tây Thành Thánh Thất và nghiên cứu thiết kế Toà Thánh là hai mục tiêu trước mắt và cho những năm sắp tới.
Hội Thánh Chiếu Minh Long Châu tại Thành Phố Cần Thơ có thêm một Thánh Tịnh Long Thành tại Bình Thủy Cần Thơ, tu theo Nhị Thiên và theo bửu pháp của Đức Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu, theo cách thiền Văn Hỏa và không có Võ Hỏa nhu các Đàn Chiếu Minh khác. Thánh Tịnh Long Thành do Hiền Huynh Hà Tấn Việt, thánh danh Thiên Huệ, là đồng tử chấp bút, đang lo xây cất lại ngôi Thánh Tịnh đã hư nát. Xây lên nủa chùng thì Kinh Tế và Tài Chánh thế giới khủng hoảng nên tài lực công quả từ bên ngoài bị khựng laị. Trong trang chánh của Thánh Tịnh Long Thành có hình ảnh đang xây cất mà HH Thiên Nhiên Huệ đang mang nợ với các Hãng Bán Vật Liệu Xây Dựng. HH Thiên Nhiên Huệ đang kêu gọi các nơi tiếp tục công quả để Thánh Tịnh hoàn thành càng sớm càng tốt, vì thế giới đang đến sự tận diệt do thiên nhiên, ô nhiễm, chiến tranh, trong khi Đức Thượng Đế (THẦY) và Đức Diêu Trì Kim Mẫu (MẸ) cùng với Đức Di Lạc giáng cơ kêu gọi tất cả phải lo TAM CÔNG thì mới còn sống sót, vì 10 phần sẽ hết 7, còn 3, hết 2 còn 1 mới ra Thái Bình mà Thái Bình Dương phải có nổi sóng, sau đó Thánh Tịnh, Bát Quái Đài, Cửu Khúc Liên Hoa Đài... thì còn và là những nơi để Đức Di Lạc dạy Đạo.
Đây là một Đàn Chiếu Minh mới thành lập do Hiền Tỉ Thôi làm Chủ Đàn.
22. Chuẩn Pháp Đàn: là một Đàn do Hiền tỉ B N D H làm Chủ Đàn, nhưng việc chuẩn pháp thì phải qua một Đàn Cơ Xuất Khẩu và chỉ chuẩn pháp cho Tân pháp của Đức Đông Phương Chưởng Quản mà thôi, còn bửu pháp Chiếu Minh thì chưa được phép, vì Chủ Đàn chưa thọ pháp Chiếu Minh, chưa xin keo và có học cách công phu theo Giáo sư Trường chỉ kiểu, không có xin keo. Đàn Không Vân, thuộc Quận Cai Lậy, không còn nữa vì khảo đảo. Đàn Pháp Bửu tại Tây Ninh, gần Tòa Thánh, do Sư Huynh Kiều Minh Tâm làm chủ Đàn. Nay ít ai đến vì khảo đảo nội bộ. Bảo Châu Thiên Lý Cảnh, tại Úc Châu, HH Thông Huyền Quang, Nhị Bộ Chiếu Minh VVTT làm Chủ Đàn, Đồng tử chấp bút. Chiếu Minh Minh Nguyệt - Tâm Chiếu Minh . Nhị Thiên. Thông Linh Khiếu tại Quận Cai Lậy, Tỉnh Định Tường( Tiền Giang = Mỹ Tho) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét