Sứ mạng của người tín hữu Cao Đài - TTV Ngọc Huệ Chơn

SỨ MẠNG CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CAO ĐÀI

Hai mươi năm qua, quê hương ta đang ngập tràn đau thương tang tóc, tiếp liền với cảnh đói rách lầm than. Nhìn khắp mọi nơi, bao trùm một màu đen ảm-đạm. Nhưng than ôi! Dễ gì tìm được dòng máu như dòng máu của đức chúa Jésus?
Người tu hành khổ-hạnh trong các tôn-giáo, có ai tìm ra chăng sự khổ-hạnh của các vị chơn tủ
Có ai tìm ra chăng sự khổ của đức Phật Thích-Ca cứu thế?
Đứng trước hoàn cảnh ấy, dầu Đời hay Đạo, chúng ta thường có những ưu-tư dồn dập vào trí nãọ Ta phải làm saỏ và sẽ làm sao?
Trước cảnh thiên-tai quốc-nạn, ai có năng-lực nào san bằng cảnh hỗn-độn của trần-gian?
Theo cảm nghĩ của bỉ nhân, chỉ có Thượng-Đế mới xoa-dịu được cảnh lầm-than của trần-thế.
Mà Thượng-Đế ở đâủ Thượng-Đế Chí-Tôn thường dạy các môn-đệ Cao-Đài rằng:
Thầy là các con – các con là Thầy
- Thượng-Đế hằng ngự trong muôn loài vạn vật. Nếu nhơn loại chịu sống theo lời dạy của Thượng-Đế, với bản tánh Thiên phú với Chơn-tánh Thiên ban thì không cần phải tìm kiếm đòi hỏi nơi đâu một năng-lực để mưu cuộc Thái-hòa an-lạc.
- Vì thương chúng sanh nên Thượng-Đế khai đạo tại thế gian, cốt ý là đánh lên tiếng chuông linh để nhắc nhở nguyên-căn sớm tĩnh giấc mê để quay về “Quê xưa vị cũ” và ý-thức trách-vụ của mình trong sứ-mạng “Thế Thiên hành hóa”, đem đạo-lý phổ-truyền cùng khắp nhân-gian để mọi người cùng hiểu cùng tu cùng học, hầu trau giồi bản-nguyên Chơn-tánh đã bị vùi-lấp bởi bụi hồng dầy đặc phủ chễ
Từ xưa tới nay, khi nghe nói đến Đạo thì một số lớn người ta hình-dung ngay tới cảnh chùa-chiền, thánh-thất hay màu áo nâu sòng, hoặc những thể-tướng từ một tôn-giáo nào đó bày rạ Rồi một khi trên bước hoạn-đồ thế sự, gặp phải những trở-ngại, những chồn-chân, họ bèn giủ áo thường nhân để khoát lên mình một manh áo nhà tu và tôn thờ vị Giáo-Chủ Thần-Linh tùy theo tín-ngưỡng mà hành-giả nhập môn. Họ thấy Đạo là chỗ đó.
Rồi đến chừng, trong tôn-giáo đó có xảy ra băng hoại nào rồi họ cho đạo là không tốt, Đạo không mang lại cho đời người một chút mầm sống nàọ Họ thất-vọng và lìa bỏ manh áo mà họ tôn thờ để sống với đời sống không Đời không Đạọ Một khi mà quan-niệm sai lệch quá xa về Đạo và Tôn-Giáo đối với Đờị
Thượng-Đế thường nhắc nhở: “Tôn-Giáo thì có rất nhiều nhưng Đạo thì chỉ có Một
Mà Đạo vẫn là Đạọ Đạo được phổ cập đến nhơn gian để sinh-tồn hay không là do sứ-mạng của Tôn-Giáọ Ví như: Đồng bằng có tiếp nhận được nước hay không là do những đường kinh, những con rạch dẫn từ sông sâu biển cả vàọ
Sứ mạng của Tôn-Giáo là đem nhân-tố sinh-tồn đến cho nhơn-sanh, nhưng có sự va-chạm tỵ-hiềm giữa các tôn-giáo, nên sứ-mạng ấy chẳng những không thực-hiện được mà trái lại đã gây ra sự đổ vở tinh-thần cho dân-tộc nhơn-loại
Phần lớn nhơn-loại ngày nay đang đánh mất niềm-tin ở tôn-giáọ Sự mất mát niềm tin ấy làm cho người sống không thỏa-mãn nên họ phải tìm kiếm một cái gì để cho cuộc sống không phải bơ-vơ, mặc dù họ không thỏa-mãn bất cứ một chủ-thuyết nào, một tư-tưởng nàọ
Thiêng-Liêng đã thường dạy:
- Bởi có nhiều trẻ con mù chữ nên mới tạo trường học để dạy dỗ.
- Bởi nhân-dân bịnh hoạn ốm đau nên dưỡng-đường, bịnh-viện mới được cất lên để điều trị và chăm nom sức khoẻ.
- Bởi nhân-dân gặp nhiều thiên-tai chiến-họa nên đoàn cứu-tế xã-hội phải đến để giúp đở hàn gắn những vết thương đaụ
- Bởi loài người hung-ác bạo-tàn, xấu-xa tội lỗi nên tôn-giáo được xương-minh để dắc-dìu dạy dỗ con người trở lại con đường thuần-lương thiện-mỹ.
Nhưng hỏi ai là người sứ-mạng để phổ-hóa đạo Trờỉ
Phải chăng sứ-mạng của dân-tộc được chọn trong buổi đời mạt-pháp này là những người không phân biệt tôn-giáo, thấu-triệt chơn-lý của đạo Trời, phát-huy đạo-đức, chấn-hưng đạo-nghiệp để đem lại quốc-thái dân-an?
“Hoa mai nào mà không trổ ở mùa Đông giá lạnh?
Người sứ-mạng độ đời nào mà chẳng chường mặt ra ở lúc thế-sự loạn-ly, nhơn-tâm thất-tán?
Trách-vụ cam-go chỉ giao cho người có chí-khí, có một lòng hy-sinh.
(STTG – Kỷ-Dậu, tr. 76-78)
Nói đến sứ-mạng nầy không phải bảo đem ra tranh-tài với những tôn-giáo bạn để mong cho tập thể mình, danh-nghĩa mình được đề cao, được rạng-rỡ trên trường thế-giới, rồi sanh ra nghi-ngờ, tỵ-hiềm lẫn nhau, nhưng sứ-mạng này phải vượt lên trên tất cả những thường tình..
Sứ mạng nầy cũng không phải đề-binh trận-mạc, vào tử ra sanh như hai bà Trưng-Triệu thuở xưa, hay phá-trận-đồ, đấu-phép thần-thông như Khương-Thái-Công tướng-phủ nhà Châu, mà sứ-mạng này chỉ dụng đức cảm-hóa muôn dân, đem tài phổ-độ quần-chúng, để hết tâm trí phục-vụ chánh-nghĩạ “Nếu không làm được thì chẳng những Đời Đạo phải chịu biến-chuyển chinh-nghiêng mà các sứ-mạng cũng phải chuyển-luân lên xuống”. Đây là lời Ơn Trên thường nhắc-nhở các môn-đệ trong đạo Cao-Đàị
Chúng ta không thể không “bi-quan trước tình-trạng dầu-sôi lửa-bỏng, mà phải bình-tĩnh để mang tư-tưởng Thuần-Chơn, mang tình-thương duy-nhứt từ Thượng-Đế chan-hòa trong những tập-thể khác để khiến cho họ ý-thức được sứ-mạng của chính mình, của chính mỗi người, của chính mỗi tôn-giáo đều mang lại cho người trần-tục một nhân-tố sinh-tồn theo lẽ “Đạo Thuần-Chơn”.
Chúng ta rất hạnh-phước được sinh-trưởng nhằm thời kỳ Hạ-Nguơn Mạt-Kiếp này, có đức Thượng-Đế Chí-Tôn khai Đạo và chư Phật-Tiên gần-gũi dạy dỗ, dụng đủ hình thức giác-ngộ, túc tiếng còi-linh để cảnh-tĩnh nhân-sinh như tiếng còi mục-tử gọi đàn chiên trong buổi chiều-tà xế bóng.
Những đàn chiên ngoan-ngoãn nghe theo tiếng còi, dầu ở phương nào cũng quày trở về bầỵ Nhưng cũng có những con chiên còn mê ăn cỏ non rồi tách-bầy lạc-đám, đến khi giựt mình thì bóng hoàng-hôn đã bao-phủ cả bầu trời, lúc đó đàn chó sói bao vây, thế rồi, không làm sao thoát khỏi nanh-vút của kẻ bạo-tàn!
Đất nước Việt-Nam ta còn trong vòng đại-nạn, chúng sanh nói chung, dân-tộc Việt-Nam nói riêng, chưa hoàn-toàn hiểu Thượng-Đế. Đó là một trở ngại rất lớn cho bước tiến của nhơn-sanh, nhưng không phải vì thế mà người hướng-đạo thối-bước ngã-lòng, chùn-chơn trước cảnh-ngộ bi-đác ấỵ Hãy sống trọn vẹn cho đức-tin trung-chánh, đem sự an-lạc về cho những người anh chị em dưới tầm tay của Thượng-Đế.
Những ai là người có sứ-mạng hoằng-hóa Đạo Trời nên hiểu rằng mình đang làm việc cho Thượng-Đế, cho nhơn-sanh, cho thế-hệ ngày mai, không phải những gì trở-ngại thiển-cận, những nghịch-cảnh khảo-đảo rồi thối chí ngã lòng.
Một đoàn người thức suốt đêm đông, khi nghe sức chịu-đựng trong đêm trường đã uể-oải, đó là điều báo hiệu cho một ngày mai tươi-sáng sắp đến. Hãy vui mà tiến, hiệp mà thành, tin để đoạt cho kỳ-được công-quả trọng-đại ấy, mọi chướng-ngại trong thế-gian chỉ là những khí-cụ sắc-bén để rèn luyện ung-đúc, do tay thợ tạo đã chấp-định để đưa người đời trở nên bậc Thánh-Hiền Tiên-Phật.
Bằng không, ngược lại, vẫn tiếp tục lầm-lủi trên đường gió-bụi mịt-mờ, tìm những ánh-sáng trong mộng-tưởng và nô-lệ cho vật-chất, lẽ tất nhiên cũng được hưởng hoặc chịu trong luật điều-hành của những thành-bại thạnh-suy vinh-nhục ấy thôị Nhưng đó chỉ là những mắt khoen sắt của quỉ Vô-Thường đang đặt trong cõi nhân-loại mà người thế-gian tự tròng tay chơn mình vào trong từng khoen một.
Ta thường nghe các đấng Thiêng-Liêng dạy bảo rằng “Phải đem Đạo cứu Đời – hay Giác-Tha, nói theo nhà Phật”, nhưng thử tìm xem làm thế nào để giúp Đời hoặc Cứu-Thế trong lúc mà lòng con người còn quá tàn-ác vô-nhân.
· Trong lúc đất-nước quê-hương bị giày xé, nhân-tâm ly-tán,
· Trong lúc nhà tan cửa nát, nhân-dân phải chịu cảnh ăn-đậu ở-nhờ, không nơi nương-tựa hoặc không biết vận-mạng của dân-tộc mình ngày mai sẽ ra sao!
· Trong lúc khoa-học càng ngày càng tiến-bộ, muốn cướp quyền Tạo-Hoá,
· Trong lúc vật-chất dẫy-tràn, là những miếng mồi ngon quyến-rủ con người thiên về duy-vật hiện-sinh.
Đứng trước cảnh ấy, người có Sứ-Mạng phải làm gì?
· Có phải cần đến đoàn binh hùng tướng mạnh, cơ-khí tối-tân để làm phương-tiện duy-nhứt san bằng cuôïc chiến, hay
· Xuất kho Thạch-Sùng để cứu-trợ những người hoạn-nạn thiếu nhà, thiếu áo, thiếu cơm?
· Nếu chỉ nhắm vào phương-tiện đó thì, thế-gian này được bao nhiêu người đem Đạo giúp Đờỉ
· Nếu nói rằng đem binh-hùng tướng-giỏi để làm phương-tiện san bằng cuộc chiến, đó chỉ là triết-lý cấp-thời để giải-quyết một sự kiện nhứt-thời mà quên tiên-liệu những đốm lửa còn ngấm-ngầm núp dưới lớp tro tàn bị đàn-áp để chờ ngày hoặc cơ-hội thuận-tiện nào đó bùng lên.
Đức Quan-Thế-Âm Bồ-Tát có dạy rằng:
“Đem tiền-của, thực-phẩm để nuôi dưỡng đám cô-nhi bạc-phước qua khỏi cảnh đói rách là điều phước-thiện. Nhưng nếu không đem đạo-lý dạy dổ dẫn dắt chúng để trở nên người lương-thiện giúp-ích cho Đạo hoặc cho Đời thì chưa chắc gì việc phước-thiện ấy được toàn-thiẹân toàn-mỹ. Rồi trong tương-lai, khi chúng lớn lên nó làm theo sở-thích mất dạy để trở thành du-thủ, du-thực. Như vậy, việc đem Đạo cứu Đời không những chỉ có một phiến-diện vật-chất hoặc sức-lực để thành công mà phải cần đến nội-tâm mới là quí-giá.
Tùy hoàn-cảnh, khả-năng, tùy sở-hữu, sở-trường của mình để đem Đạo giúp Đời mà ai cũng có thể làm được.
Một lời nói hữu-ích sẽ cứu-mạng người không cần đến quyền-lực của-cảị
Một lời nói phải thời đúng lúc sẽ thay đổi cả một cuộc-diện vĩ-đạị
Một cách nhìn trìu-mến cũng có thể gây được bao nhiêu thiện-cảm, thành được đại sự.
Một cái nhìn khả-ố, có thể vong-mạng một đời mà không cần gì đến gươm, dao, súng đạn.
Một cái nhìn biểu-lộ tâm từ-bi bác-ái, sẽ là một an-ủi vô biên cho người sa-cơ bất-hạnh!
Thế cho nên, người có một tâm Đạo, dầu hàng hướng-Đạo hay hàng tín-hữu, hằng ngày phải kiểm-điểm: Ý Nghĩ – Lời Nói – Việc Làm của mình cho nghiêm-khắc, mới có thể phục-vụ Đạo Trờị
Bĩ-nhơn là tín-đồ Cao-Đài, mỗi ngày mấy lược quì trước Thiên-Bàn, tâm hướng về các đấng Thiêng-Liêng thành-tâm cầu-nguyện.
Anh và Chị là người Công-Giáo, mỗi ngày, trước khi đi ngủ, đọc kinh trước tượng Chúạ
Anh và Chị là người Phật-Tử, mỗi ngày đốt nhang đãnh-lễ các đấng chư Phật.
Riêng chúng tôi, người tín-hữu Cao-Đài thành-tâm khởi sự thời-cúng bằng câu “Đạo gốc bởi lòng thành tính hiệp” và chấm dứt bằng kinh Ngũ-Nguyện. Đó là chúng tôi đã xác-nhận trước Thượng-Đế cái trách-nhiệm của mình trong sứ-mạng đem Đạo độ Đời ra saọ
Vậy Đạo là gì?
- Là con đường sáng mà người tín-đồ phải đi đến để hiệp-nhứt với các đấng Thiêng-Liêng.
- Là Bản-Thể của vũ-trụ tối-cao tối-thượng.
- Là Nguồn-Sống của vạn-vật chí-linh.
Do đó mà các bực Thánh-Triết Hiền-Nhân mới dám xả-thân để cầu Đạo, đem hành-động Đạo-Đức nghĩa-nhơn gây uy-tín trong nhơn-gian để hiệp về con đường Đạo là “Nguồn Sống”
Biết rằng thâu-phục được nhơn-tâm là điều rất khó, nhưng nhơn-tâm là yếu-tố quan-trọng mà sự nhiệt-tâm, lòng thành-tín, đức-độ hoà-hiệp lại là yếu-tố căn-bản. Nếu Đạo mà thiếu lòng-thành, tín-nhiệm, thiếu hiệp-hòa thì khoan nói đến đạo-đức. Khi lòng không Thành, thì làm sao hành-đạo cho có uy-tín với nhơn-gian. Uy-tín đã mất thì ai dám đến “hiệp với mình”, làm sao kêu gọi bạn-bè trở về với Đạo để hồi về Bản-Nguyên.
Thế cho nên, Chí-Tôn và các Đấng Thiên-Liêng hằng nhắc-nhở thôi-thúc các bậc tín-đồ nên “Hiệp-Hòa”, kết đoàn nhau để lập thành một tập thể đạo-đức. Ví như:
Giữa đêm trường dày-đặc tăm-tối của cuộc đời đầy tham-vọng tội lỗi, có một đoàn người thấp lên ngọn đèn “Chơn-Lý” để đem lại ánh-sáng dẫn dắt đoàn lữ-hành vượt qua đêm tốị Chúng ta đừng ngại rằng một ngọn đèn le-lói không thấm-tháp gì cho đêm trường dày-đặc, nhưng ít nhứt nó cũng có một điểm sáng soi-rọi một diện-tích nào đó.
Nếu được 10 ngọn đèn, 100 ngọn đèn,1.000 ngọn đèn hiệp lại thì chắc-chắn sẽ phá tung màn đêm đen tối đó. Cuộc đời nầy đầy sa-đoạ, đầy tham-vọng, cho nên một lời nói đạo-đức kêu gọi giữa đám đông tội lỗi không thấm-thía vào đâu, nhưng nếu lúc đó, có nhiều người, trăm ngàn người đồng-thanh gióng lên tiếng trống, gióng lên tiếng chuông, cùng đem giáo-lý truyền-bá phổ cập khắp chốn trên nhân-gian, từ cái xã-hội nhỏ bé là gia-đình được biết Đạo, đến một quốc-gia có một quốc-sách đạo-đức và nhiều quốc-gia có nhiều quốc-sách đạo-đức, giáo-dân vi-thiện thì xã-hội loài người sẽ hưởng cảnh an-lạc thái-hòa trong tình-thương của Thượng-Đế.
Xuyên qua vấn đề nêu trên, ta mới thấy nổi bậc sứ-mạng của người nơi thế-gian nầy, nhứt là tín-đồ các tôn-giáọ Vì xã-hội loài người, muốn được an-lạc thái-hòa thì phải xuất-phát từ mỗi cá-nhơn con người lương-thiện, đến tập-thể con người lương-thiện. Chớ an-lạc thái-hòa không bao giờ có ở nơi con người và tập-thể thiếu đạo-đức, thiếu tình-thương.
Thường thì người tín-hữu, khi đến chùa thất, nhà thờ để nguyện cầu xin cho được sự thái-hòa an-lạc, nhưng an-lạc thái-hòa đâu phải từ trên trời ban xuống, mà an-lạc thái-hòa có được phải do nơi lòng người tạo nên và chính nơi cái tập-thể loài người vùng lên để thể-hiện mới có. Do đó mà, người tín-hữu Cao-Đài phải tâm niệm câu kinh “Đạo gốc bởi lòng thành tín-hiệp” làm kim-chỉ-nam cho việc hành-đạo, lãnh-đạo nhơn-sanh và để kết-thúc một thời cúng, chúng ta đã nguyện 5 câu:
1/- Nhứt nguyện Đại-Đạo hoằng-khai: Hoằng khai là gì?
Là “phát-triển”, là “khai phóng”, là “mở-rộng”, từ cơ-sở đến giáo-lý cho quảng-đại quần chúng hiểu biết và làm theọ Chớ không có nghĩa là đóng-khung trong hình-thức nhỏ hẹp như một Hội-Thánh, một Thánh-Thất, để cho một thiểu-số tín-hữu Cao-Đài mà dám gọi là Đại-Đạo hoằng-khaị Muốn Hoằng-Khai cho chúng sanh biết được Đạo thì phải đi qua trung-gian của thiên-hạ, tức là con người, là những ai có trọng-trách Thế-Thiên Hành-Đạọ
Thế-Thiên Hành-Đạo không dành riêng cho hàng Chức-Sắc, Chức-Vụ ở phẩm vị cao, mà bất cứ ai là người có tâm thành vì Đạo, nhận-thức được lý Đạo, đều có thể hoằng khai với bất cứ hình thức nàọ
Đối với bản thân mình: Không hủy-hoại tinh-thần hay thể xác bằng những “vật-dục sở-tế, khí-bẩm sở câu”. Có vậy mới đúng theo lẽ Đạọ
Đối với gia-đình: Xử sao cho đúng với giai trò trách-nhiệm của mỗi địa-vị, như người con đối với cha mẹ, người chồng đối với vợ, người đàn-bà đối với chồng. Đó là đúng theo lẽ Đạọ
Đối với xã-hội nhân-quyền: Là phải lấy lòng Nhân, Trung, Nghĩa để xử-thế, tiếp-vật, không gây thù chuốc oán, chỉ đem tình-thương của con người ban rải cho mọi ngườị Đó là Đạọ
Và hơn nữa, đem Chơn-Truyền Pháp-Nhiệm của Đấng Cha Lành gieo rải cho toàn cả sanh-linh, để tiếp nhận hầu trở về với lẽ sống tự nhiên. Nhân-Bản của Chơn-Như Phật-Thể.
Vạn-vật sanh thành bởi cái Đạo bao trùm dưỡng-dục quần-sanh rất đầy đủ và tự nhiên, không mong cầu sự tán-thưởng và ca-tụng. Ví như: Dòng nước, từ biển cả luân-lưu vào sông ngòi, suối rạch. Chổ nào trủng-thấp không có nước, tức thì nước sẽ êm-đềm chảy tớị
Là người tín-đồ Cao-Đài, phải noi theo hành-động của Trời mà làm theo hành-động của Trờị Khi đã làm được rồi tức là đã thể-hiện “Hoằng-khai được Đạo rồi vậy”


2/- Nhì nguyện phổ-độ chúng-sanh:
Phổ-Độ là mở rộng ra cùng khắp, không phân biệt màu da, chủng-tộc và tôn-giáo nàọ
Cũng như phổ-truyền giáo-lý Đại-Đạo cũng không dành riêng cho lớp người nào, cho một tôn-giáo nàọ Làm sao cho ai ai cũng đều hiểu được và làm được, mục-đích và chủ-trương của Đại-Đạọ
Miễn sao cho ai ai cũng am-tường Thiên-Ý, học hỏi đạo-lý, tận-tụy với sứ-mạng phổ-thông và say sưa với mục-đích truyền-bá mối Đạọ


3/- Tam nguyện xá tội đệ-tử:
Lời nguyện nầy nói lên sự thú nhận là mình đã nhiều kiếp, nhiều đời đã gây nhiều tội lỗi và nghiệp xấu nên đứng trước Thiên-bàn cầu-xin Thượng-Đế giải trừ tội lỗi, nghiệp-chướng tiền-khiên và lời nguyện này cũng dạy người tín-hữu phải có đức-độ khoan-dung tha-thứ mọi lỗi-lầm từ kẻ khác đối với mình để thể-hiện lòng bác-ái vô biên của Thượng-Đế.
Mình có tha-thứ lỗi-lầm của kẻ khác thì mình mới có thể giác-ngộ để dìu-dẫn họ trở lại con đường chánh-giác và Thượng-Đế mới xá tội tiền-khiên của mình.


4/- Tứ nguyện Thiên-hạ thái-bình:
Nguyện cầu cho thiên-hạ thái-bình là thể-hiện tấm lòng công bằng, không muốn người giết hại người do lòng tham-dục cuồng-loạn. Nếu mỗi người đều mong được an-lạc thái-hòa tức là không muốn đem đến sự chết-chóc cho kẻ khác.
Phát xuất từ lòng thương vật, người tín-hữu Cao-Đài muốn mọi người được an hưởng cảnh thái-bình lạc-nghiệp, mà những cảnh đó không phải do ai đem đến bố thí, mà chính nhơn-loại tự tạo lấy cho mình qua 3 đức tánh: Công-Bình – Bác-Ái – Từ-Bi. Vì:
Công-Bình: Nho-giáo chủ-trương những gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
Bác-Ái: Đạo Lão chủ-trương Bác-Ái là lòng thương như người thân trong gia-đình, dầu kẻ ấy là thù địch với mình.
Từ-Bi: Của Đạo Phật do bởi lòng trắc-ẩn trước nổi khổ đau của người khác để tìm phương ban vui cứu khổ cho họ.


5/- Ngũ-Nguyện Thánh-Thất an-ninh: Thánh-Thất ở đây không có nghĩa chật hẹp ở ngôi Thánh-Thể thờ Đức Chí-Tôn, mà Thánh-Thất ở đây là nơi mà các vị Thánh-Nhân thảo-luận mọi việc theo Thánh-Ý để thi-hành Thánh-Sự đúng theo tôn-chỉ của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ
Là những người tín-hữu hằng ngày thảo-luận lo âu cho việc làm theo Thánh-Ý, mở-mang Thánh-Tâmđể thực hành Thánh-Sự. Tuy còn mang nhục-thể nhưng hành-động với lòng Trời, thuận theo lòng người, ích-lợi cho nhân-sinh. Đó là “Thánh” tại phàm rồi, chỉ e cho rằng mình ở trong nhà Thánh mà ý còn phàm-phu tục-tử, lòng còn hờn-giận ghét-ghen.
Thế cho nên, muốn cho “Thánh-Thất an-ninh” thì ta phải đi cho đúng đường lối chánh-nghĩạ Có vậy sức sống đạo-đức mới vùng lên, mới thực-thi câu “Thế-Thiên Hành-Hoá”
Một nước Việt-Nam đã có nhiều tôn-giáo, hấp-thụ lý-tưởng đạo-đức từ Đông sang Tây, nếu mỗi đoàn-thể hành đạo theo mỗi tôn-giáo, lo gầy-dựng sự nghiệp cho lớp người đang lên để tiếp-tục sự-nghiệp đạo-lý, thì lo gì dân-tộc Việt-Nam nầy thiếu người sứ-mạng.
Nhưng tiếc thay! Cảnh tương-tàn tương-sát vẫn còn tiếp diễn triền-miên thì sứ-mạng “đem Đạo vào Đời” còn nhiều cam-go nặng nhọc, nhứt là sứ-mạng của Thiêng-Liêng giao phó cho chúng ta mà ở xã-hội đầy vật-chất cám-dổ nầy, mà công việc không phải một sớm một chiều là xong mà nó đòi hỏi bao nhiêu thời-gian, tâm-trí, bao nhiêu kiên-nhẫn thử thách, bao nhiêu tâm-thành và ý-chí.
Lúc mới khai-đạo, Đức Chí-Tôn đã ban cho ta mỗi người một chiếc “Giáp-Thần” và huấn-từ rằng “Nầy các con, đời là một nơi có nhiều cám-dổ để thử thách lòng người, các con đừng mê đời quá rồi xem bộ thiết-giáp là thường rồi khinh mà bỏ. Hể bỏ thiết-giáp là xa rời Đạo-Đức, tức là xa Thầy đó. Đôi khi con tưởng là con đi đúng làm đúng, nhưng con lầm to!.
Chiếc giáp-thần này cụ-thể-hóa bằng bộ đạo-phục bạch-y mà chúng ta đang mặc.
Màu trắng là gì? Là màu trong sạch, nhưng cũng là màu dễ lấm dễ dơ, dễ thấỵ Nhỉn vào bộ đồ trắng người ta rất dễ đánh-giá cái người đang mặc nó. Khoát lên người cái màu trắng, hằng ngày nhắc nhở ta hãy nhìn vào nó để giử tâm-hồn, lời nói, việc làm phải đạo-đức trong trắng như màu trắng của đạo-phục của tạ
Để thực-thi sứ-mạng Thượng-Đế giao phó, Chúa Jésus đã nói rằng :
« Ta có bao giờ ngự trên ngai vàng của vua Do-Tháị Chính cái ngai vàng của David vùi chôn David. Mà Tâm-tư của nhơn-sanh mới là cái ngai vàng bất diệt. »
Giao cho dân-tộc Việt-Nam cái sứ-mạng Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Chí-Tôn khuyên dạy ta rằng:
« Thầy không mượn lâu-đài chùa-thất,
Mượn lòng con chơn-thật mà thôi!
Không chức-sắc, không vị-ngôi,
Mà còn khổ-cực, còn hồi gian-nan
.


Xin tạm kết luận:
Dân-tộc Việt-Nam là dân-tộc được Thượng-Đế chọn để đem Đạo vào Đờị
Nhưng được chọn là một việc, còn có hành-tròn sứ-mạng đó hay không là một việc khác.
Sứ-mạng này không trao riêng cho một người nào, một tôn-giáo nào, mà là sứ-mạng chung cho những ai là người mang dòng máu Việt, nói bằng ngôn ngữ Việt. Chúng ta hãy nhìn thẳng vào hoàn-cảnh để cương-quyết bắt tay vào việc hoằng-hóa độ đời, tùy theo khả-năng và hoàn-cảnh. Nếu chẳng được vậy thì hậu-quả rất tai hạị Thì đây chúng ta hãy nhìn về dĩ-vãng trong một thời xa xưa, lối 2.000 năm qua, bên trời Âu có nhiều khối dục-vọng va-chạm với nhau tạo nên những cảnh tương-tàn tương-sát.
Trong cảnh máu đổ thành sông, xương chất thành núi đó, Đức Thượng-Đế vì thương chúng sanh cho Chúa Cứu-Thế ra đời để san bằng những bất-công của xã-hộị Nhưng dân Do-Thái không làm tròn sứ-mạng của Chúa mà trái lạị Cho nên Luật Thiên-Điều rất công-minh :
- Không một phần thưởng nào không ban cho đứa con khôn-ngoan.
- Không trừng-phạt nào không ban cho đứa phản lại Ý-Thánh của Bề-Trên.
Vì thế mà dân Do-Tái phải bị lưu-vong trên bao nhiêu năm.
Đất nước quê-hương Việt-Nam chúng ta ngày nay, cũng trong cảnh đau-thương tang-tóc.
Chính Đức Cao-Đài đã giáng điển-linh đem « Ánh Đạo-Vàng » để cứu rổi nhơn-sanh.
Vết xe cũ của dân Do-Thái khi xưa là một bài học cho ta để cố gắng làm sao trở nên những đứa con hiếu-thảo của Đấng Cha Trờị
Vậy thì, trên đường Thiên-Lý, với chiếc giáp-thần của Thầy Mẹ ân ban, ta hãy quảy gánh lên đường, đem theo hành-trang là « Chơn-Lý » và « Tình Thương » của Thượng-Đế
Giáo-Lý Cao-Đài không là lý-thuyết suông, mà nó phát xuất từ tâm-linh của người hành-giả giữa nhân-sinh. Ví như ngọn đèn trong đêm tốị Biết rằng trên hoạn-đồ khó khăn trơn-trợt, ma quỉ thường rình-rập tìm những chổ sơ-hở của các bậc chơn-tu, nhưng dù trong hoàn-cảnh nào, Thượng-Đế cũng ban điển lành toàn vẹn nơi lòng chúng ta trên mọi bước đường, nếu việc làm của chúng ta tha-thiết vì Thầy vì Đạọ
Đừng chán-nản, đừng mặc-cảm con người mình nhỏ bé như hột cát so-sánh với sa-mạc, cũng đừng ngại e cho mình là hột sương-mai đối với trùng-dương nơi biển cả, mà chúng ta, mỗi người có nhiệm-vụ làm sáng tỏ cái Đạo để mọi người nhìn vào đó cùng hòa cùng-tiến, cùng Đồng-Nhứt Vô-Thường.
Để kết-thúc bài viết hôm nay, bĩ nhân xin mượn một đoạn văn của Đức Mẹ Diêu-Trì sau đây để cùng nhau suy-ngẫm.
Nầy các con ơi! Các con hãy thực sự thương yêu, bảo-vệ lẫn nhau, dù kẻ ở chân trời, người góc biển mà tinh-thần hòa-hợp bất-diệt của các con sẽ là bức tường thành vạn-năng vững-chắc để cho sanh-linh ẩn-núp trong cơn nắng lửa mưa dầụ
Nếu vì lý do tiểu-tiết nào đó mà chểnh-mảng sứ-mạng. Mẹ e cho sứ-mạng cứu-cánh không hoàn-thành thì các con khó tránh được luật Thiên-Điều đó con!

Ngọc Huệ Chơn kính bút.
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

google translation

Blogger Tips And Tricks|Latest Tips For BloggersFree BacklinksBlogger Tips And Tricks
English French German Spain Italian Dutch Russian Portuguese Japanese Korean Arabic Chinese Simplified
Powered By google

Tìm kiếm trong Blog này

LỜI NGỎ

Kính quý Huynh Tỷ, Đây là trang cá nhân, các bài được sưu tầm trên mạng để học hỏi và chia sẽ với bạn Đạo . Kính

XEM NHIỀU NHỨT

BÀI MỚI

Lưu trữ

Bài đăng phổ biến