Cẩm Nang tu học

NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRONG VIỆC TU LUYỆN ĐẠO

1- Luôn giữ lời Thệ Nguyện. Hằng ngày công phu và
cúng tứ thời đầy đủ. Chớ dể duôi cho dù tu lâu năm.
2- Cách thờ phượng :
Theo Chơn truyền Đạo Khai .
Giữ y các món với vị trí đã định trên Thiên Bàn.
Không được sửa đổi hay thêm bớt .
Trong đơn phòng tu không treo tranh ảnh của ai khác dù
là hình các vị Phật, Tổ …
3- Giữ trường chay, tuyệt dục. Vợ chồng xem nhau như
bạn.
4- Đi, đứng, nằm, ngồi thường xuyên tưởng nhớ Thầy và
niệm trong tâm : “ Nam Mô Cao Đài Tiên Ông”.
5- Y Pháp mà tu. Khi có gì chưa rõ về bộ Pháp thì hỏi lại
người Chỉ Kiểu hoặc người Chứng minh.
6- Khi tu phải mặc choàng. Nhất là tu trước Thiên Bàn
mà không có choàng là thiếu lễ cùng Thầy.
7- Đối với chị em ( nữ ), vào những ngày kinh kỳ :
+ Vẫn công phu đầy đủ dù bị “kẹt”, nhưng không ở
trước Thiên Bàn mà tìm một chỗ riêng, kín ngồi tu. Khi tu
không mặc choàng, chỉ mặc áo trắng tay dài, có tấm vải che
phía trước thân mình cho trược khỏi xông lên mũi. Cẩn thận
không để ai thấy bộ pháp của mình mà có lỗi với Thầy. Chỉ
cần đốt 1 cây nhang hay để đèn ngang tầm mắt rồi tu.

+ Tạm ngưng việc cúng tứ thời trong những ngày này,
chờ khi nào thật sạch, tắm rửa tử tế rồi mới được vào đơn
phòng dọn Thiên Bàn và cúng trở lại.
8- Ban đêm không được treo choàng ra ngoài trời.
9- Những điều cấm kỵ quan trọng:
+ Không tự ý thêm, bớt, sửa đổi Pháp Đạo.
+ Không được tiết lộ Pháp Đạo cho bất kỳ ai dù họ có cầu nài, kể cả người thân thiết nhất.

+ Không hỏi hay trao đổi Pháp với những Đạo hữu khác ở trong Đàn mình hoặc Đàn khác.

+ Khi tu không để cho người chưa tu thấy bộ pháp
mình đang tu. Nếu không giữ kín, để lộ Pháp là có tội lớn với
Thầy.
10- Trước khi ngồi tu nên để tâm thanh tịnh và niệm
danh Thầy từ 1-5 phút cho định thần. Sau khi tu xong ngồi
tịnh khoảng 15 phút thì Đạo mau phát.
Nếu muốn tu thêm thời thì hai thời tu phải cách nhau ít
nhất khoảng 15 phút.
11- Không đọc Kinh cúng lớn tiếng để tránh hao hơi.
Trừ khi về Đàn cúng tập thể mới đọc lớn tiếng cho ăn rập
với nhau.
12- Nên sắm một xâu chuỗi 108 hột.

+ Sau buổi ăn sáng và chiều nên quỳ trước Thiên
Bàn niệm một xâu chuỗi, xong lạy 1 lạy, gật 12 cái, xá 12 xá
để tạ ơn Thầy cho mình có lộc hưởng đặng tu.

+ Trước khi đi ngủ niệm 5 xâu chuỗi. Nhiều hơn càng tốt.
13- Nếu đủ điều kiện thì nên đi dự Đàn thường lệ hoặc
vào những ngày Đại Lễ để nghe những lời giáo huấn của
Thầy và được hưởng hồng ân Thầy ban cho hầu vững đức tin,
dễ tu hành và vượt qua các cơn khảo đảo. Nếu yếu đức tin thì
bị ma chận đường khó về Tiên cảnh.
14- Vào những ngày Lễ, Sóc, Vọng…nếu không đi dự
Đàn thì ở nhà cúng Thầy và dâng đủ Tam Bửu ( giờ Tý ).
15- Khi về hầu Đàn phải có đầy đủ khăn áo cho chỉnh tề (
quần áo trắng mặc bên trong, đến áo dài và ngoài cùng là áo
tràng trắng) . Đội khăn đóng đen.
16- Khi về Đàn giữ tâm thanh tịnh, không bàn đến việc
đời. Không nói chuyện riêng trong khi chuẩn bị hầu cúng.
17- Nếu có chép Thánh Giáo nên chép vào tập chớ đừng
chép vào giấy rời rồi bỏ thất lạc mà mang tội.
18- Gần tới giờ tu chẳng nên ăn uống nhiều ( trong vòng1
giờ trước tu ) vì no bụng thì khó ngồi tu và Đạo Pháp khó
thông lưu.
19- Trước khi tu trong vòng 20 phút không nên đi tiểu.
Sau mỗi khi đi tiểu nên uống nước vào liền.
Nếu cần tiểu thì 15-20 phút sau mới nên tu.
Thầy nói tu như nấu cơm : “ Nhiều nước cơm sình, thiếu
nước cơm sống, lửa nhiều cơm khét …”
20- Không nên đi chân không, vì đất thuộc âm, sẽ rút mất
điển dương của mình. Trong nhà lúc nào cũng nên mang dép (
cao su ).
21- Không dựa lưng vào tường.
Tránh tiếp xúc với các vật bằng sắt, lông, da thú ( vì bị
nó hút mất điển dương của mình ).
22- Đừng cho hao hơi, tổn khí.
Không nói chuyện nhiều, cười nói lớn tiếng.
Không dùng miệng thổi vào vật gì.
Không khạc nhổ nước bọt, chỉ nuốt nước miếng vào.
23- Giữ tánh trung dung :
Pháp tu của Thầy thì ăn ít, nói ít, làm việc lao lực ít.
Việc chi cũng có chừng mực, không thái quá hay bất cập.
24- Phải bảo tồn bộ răng :
Nếu bị hư mất đôi ba cái răng thì nên trám hay trồng răng
lại để khi công phu ngậm miệng cho kín, không bị thoát khí
ra ngoài.
Khi chân răng bị nhuốm gốc (gần lung lơ) nên ngậm
nước muối ấm thiệt mặn nhiều lần cho chắc răng.
25- Ngủ ngồi. Dùng ghế cây. Không dùng ghế sắt.
Trường hợp bất đắc dĩ hoặc mệt quá thì ngủ nằm nghiêng
bên phải ( để không bị ép tim).
26- Không nên ngủ ngày nhiều.
Thức thuộc dương, ngủ thuộc âm. Người tu đơn luyện
cho thuần dương, chế âm.
Vậy chẳng nên ngủ vào giờ âm ( từ 1giờ trưa đến chiều) .
Sau công phu giờ Mẹo, không nên ngủ trước 7 giờ vì sẽ
bị hườn âm trở lại.
Khi nào mệt mỏi quá thì chỉ ngủ buổi sáng ( từ 8-10 giờ).
26- Tránh chỗ trược.
Điều đại kỵ là : “ Nhứt sanh, nhì tử”.
+ Không nên đi thăm đàn bà mới sanh còn trong tháng vì sẽ lây nhiễm trược nhiều, khó tu .

+Tránh đi đám tang ( nhất là lúc chưa liệm xác) .
Nếu bắt buộc phải đi đám tang vì mối quan hệ quá thân thiết thì đợi sau khi liệm mới đến viếng.

Lúc điếu lễ chỉ xá ba xá thôi chớ không lạy, trừ khi người chết là Ông, Bà, Cha Mẹ của mình mới lạy.

+ Nếu bất đắc dĩ phải đến chỗ “ trược sanh, trược tử “
thì khi về nhà khử trược liền (trước khi cúng và công phu )
bằng cách tắm nước nóng hơn thường ngày, pha muối và
rượu trắng để khử bớt trược nhập thân.
27- Nếu bị trược sanh, trược tử trong vòng hai tuần lễ thì
không được dự Hầu Đàn cơ.
28- Khi bệnh hoạn :
+Thầy dặn hàng môn đệ trong những lúc đau cần tu
nhiều hơn lúc mạnh, tu gia bội, tu gấp đôi thì tự nhiên mau
mạnh.

Đành rằng những lúc bệnh, tinh thần mỏi mệt, tứ chi rũ
riệt, làm biếng tu lắm nhưng nếu biết “ trọng Đạo” thì phải
rán sức mới thấy chỗ hay của Đạo.

+Thầy nói uống thuốc phàm để chủ trị phần Hậu Thiên là xác thể.

Còn công phu luyện Đạo nhiều giờ là để bồi bổ cho
phần Tiên Thiên, tức là phần Hồn. Nhờ Tiên dược có đầy đủ
khí chất thì tự nhiên sẽ đặng phấn khởi tinh thần.

Hai lẽ ấy cũng đều có thể làm cho lành bệnh được,
chẳng khác nào một cành hoa đang héo xào, nếu đem nước
mà rưới khắp cành thì hoa sẽ tươi lại, bằng không thì cặm cái
gốc của cành hoa vào chậu nước, hơi nước sẽ được rút lên
làm cho mát mẻ cả cành thì tự nhiên hoa lá cũng xinh tươi trở
lại như thường.

+ Đã thọ Pháp, người tu không nên dùng thuốc trần
nhất là những thuốc có nguồn gốc động vật ( thú cầm hay
được bào chế từ nội tạng của người như gan, thận, nhau ….).
+ Nếu bị bệnh do thời tiết, khí hậu (cảm cúm) thì có
thể uống ít thuốc để giảm bớt triệu chứng trong vài ngày mà
không gây hại cho cơ thể.

Khi bị ho thì chưng tắc với chanh mà uống .
+ Còn như có gan chịu được thì dầu nặng hay nhẹ cũng cố gắng chịu, không uống thuốc.

Thầy nói : “ Khước bệnh chi Đạo “ . Mình phải có gan
chịu đau là oan nghiệt nó khảo đặng trả nợ tiền khiên. Mình
phải “ thị tử như qui “, coi như chết đi về với Thầy .”

“ Thân này coi như chết chưa chôn “ .
Thầy nói tu theo Đạo Thầy là vào tử ra sanh, tuy đau vậy chớ không sao. Việc sanh tử đều do Thiên số.
29- Tu phải gan dạ, như “ tướng quân hay nữ tướng xuất
trận”, chấp nhận một mất một còn. Phải có gan. Có gan để
chịu đau, chịu khảo chớ không phải có gan để làm việc hung
dữ.
30- Tu hành hay bị khảo, phải chịu khảo để trả nợ.
Phải có chí bền, tánh nhẫn nại, lòng cương quyết thì sẽ
đạt thành ý nguyện.
Thầy nói : “ Vô ma khảo bất thành Đại Đạo “ .
Hễ Đạo cao nhứt xích thì ma cao nhứt trượng. Còn nếu
Đạo cao nhứt trượng thì ma cao đầu trượng.
31- Giờ Tý sau khi tu và cúng xongthì lạy Thầy 24 lạy, tạ
ơn Thầy độ tu và giải nghiệp bớt.
32- Phải phóng sanh và làm phước đức cho nhiều thì chở
cái Đạo mới nổi. ( làm phước kín, âm chất ) .
Rán lập công bồi bồi đức.
Thầy nói : “ Đạo như thuyền , đức như thủy “ . Có thuyền
mà thiếu nước thì thuyền hay mắc cạn, khó ra khơi.
33- Nên ẩn tu nhưng lúc bị khảo đảo cũng cần có bạn
Đạo để giúp đỡ nhau vượt qua.
34- Nên đọc Thánh Giáo nhiều để khi bị khảo thì nhớ và
tự suy nghiệm để giải bớt sự phiền não…
35- Tắm nước nóng có pha muối để khử trược vào buổi
sáng và chiều ( sau thời công phu) rồi mới cúng.
Thường giữ cho đầu được khô, tránh mắc mưa ướt đầu.
Sau khi gội đầu xong lau tóc liền cho mau khô.
36- Chẳng nên mặc đồ dơ sau khi tắm rồi ( sợ nhập trược
trở lại ) .
37- Nên rửa mặt bằng chanh cho da mặt trong và láng.
38- Nên xông mắt :
Sớm mai khi tu xong, nên uống một chén trà nóng đậm
để bổ dương, trợ thần. Vừa uống vừa xông hơi nóng lên mắt
đặng cho mắt tỏ và long lanh có thần ( nhãn lực ).
39- Về việc ăn uống:
+ Cơm rất cần, phải ăn cơm cho hóa Tinh mà luyện
Khí. Nấu cơm chỉ vo sơ, đổ nước vừa để đừng chắt bỏ nước.
+ Không nên ăn đồ chiên xào nhiều dầu vì chất dầu làm Đạo khó chuyển.
Nên dùng dầu mè, dầu dừa, dầu o-liu thì ít nóng và ít trỉnh hơn dầu phộng.

+ Nên ăn thường các thứ rau xanh có khí dương nhiều
như cải bẹ xanh, khổ qua, bí đao, nhất là rau má vừa có chất
mát, vừa tránh bị bón.

+ Nên dùng thường các loại trái cây như :
Cam, quít, bưởi cho bổ khí, hượt trường.
Chuối sứ có nhiều chất bổ cũng như nho.
Các loại rau trái màu đỏ dùng để bổ máu.
+ Nên cử thuốc lá, trầu, rượu, á phiện vì hao tổn khí huyết, có hại cho Kim đơn.
Càphê, bột ngọt cũng nên hạn chế.
Các loại ngũ vị tân : hành, hẹ, tỏi, nén, củ kiệu… là
những chất kích thích, có hại cho ngũ tạng không nên dùng.
Trứng và sữa động vật cũng còn mang tính trược nên cử là tốt.

+ Mới tu, nhất là trong năm đầu không nên dùng nước
đá. Giữ cho bụng luôn ấm để không làm tản khí. Khi súc
miệng sáng và tối cũng nên dùng nước ấm để không làm mất
khí dương trong miệng.
40- Nhớ cúng cơm trước khi ăn để tỏ lòng biết ơn Thầy
cùng các Đấng đã ban cho mình cơm ăn đặng sống mà tu đến
cùng.
Trước khi ăn cơm dùng ba muỗng canh uống cho thông
cổ ( pháp khí trường lưu ).
41- Khi dùng bữa cơm xong rồi thì múc vài muỗng canh
tráng chén cho sạch rồi uống, kế kê đôi đũa nằm ngang trên
miệng chén, chấp hai tay xá một xá, niệm một câu danh Thầy
rồi mới uống nước.
42- Cẩn ngôn, gìn ý. Thận trọng trong giao tiếp với người
khác phái để đề phòng sự khảo hay tiếng thị phi.
43- Đặc biệt ngày đêm mùng 4 rạng mùng 5 tháng ba (
Kỷ niệm ngày Thầy Hiển Đạo tại thế ) và đêm mùng 7 rạng
mùng 8 tháng 10 ( Kỷ niệm ngày Đức Thích Ca Thành Đạo )
nên tu suốt đêm ( mỗi thời cách nhau tối thiểu 15 phút ) vì
trong hai đêm này trong vô vi có Đại Hội Niết Bàn, lằn thoại
khí của các Đấng thiêng liêng ban xuống trần gian rất nhiều.
Tu một giờ bằng 100 giờ thường.
44- Những đêm trăng sáng nên phơi sương, thưởng
nguyệt. Lúc dạo chơi ban đêm nên dùng khăn giữ cho ấm cổ
để không bị nhiễm lạnh.
45- Cúng âm nhơn :
Mỗi tháng vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch, buổi chiều (
giờ âm ) nên nấu cháo trắng cúng chẩn ( múc 12 chén ) cùng
gạo, muối, giấy tiền vàng bạc, thanh y, giấy áo, nhang, đèn,
trà, nước… Có thêm cơm, canh, chè, xôi, bánh, trái là tùy
điều kiện, phương tiện của mình( không bắt buộc có đủ thứ ),
bày ra trước cửa nhà, đốt nhang và vái cúng như vầy :
“ Nay là ngày … tháng…năm…, gia chủ ( họ tên ) vâng
lịnh Đức Cao Đài Thượng Đế đã chỉ dạy, xin thành tâm cầu
Thầy ban hồng ân thiên điển, thiên biến vạn hóa các lễ vật
này đủ để phân phát cho tất cả chư vị khuất mặt.
Đồng thời chúng tôi xin mời tất cả các đẳng âm binh,
thập loại cô hồn về nhận diêm lễ, kim ngân cùng lễ vật đa
thiểu, tự tiện xoay dùng đặng hộ trì cho gia đình chúng tôi
được yên ổn, tu hành thành công đắc quả “
Vái cúng rồi để nhang đèn một lúc, sau khi châm nước,
đốt các sắc giấy là lễ tất.
46- Tu mỗi ba năm Dâng lễ tạ ơn Thầy và Chư Phật Tiên
Thánh Thần đã dày công hộ độ mình tu ( Dâng lễ 3, 6, 9, 12
năm ) .
47- Không nên chăn nuôi, mua bán súc vật.
Không lại gần súc vật, kể cả chó, mèo vì nó hút khí
dương của mình .
48- Tu Đạo Thầy khi liễu nên để ở tư thế ngồi, liệm vào
lục giác.
Để cho người ăn chay liệm giúp.
Không cho người ăn mặn lại gần người chết.
Khi chôn để Lục giác day mặt về hướng Bắc.
Trên đây là một số điều thiết yếu cho các Đạo hữu .
Nên cố gắng ghi nhớ và thực hành để việc tu sớm đạt kết
quả tốt.

* * * * *
THÁNH-TỊNH CHIẾU-MINH ĐÀN

(BÌNH DƯƠNG)
Minh Dân sao lục
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

google translation

Blogger Tips And Tricks|Latest Tips For BloggersFree BacklinksBlogger Tips And Tricks
English French German Spain Italian Dutch Russian Portuguese Japanese Korean Arabic Chinese Simplified
Powered By google

Tìm kiếm trong Blog này

LỜI NGỎ

Kính quý Huynh Tỷ, Đây là trang cá nhân, các bài được sưu tầm trên mạng để học hỏi và chia sẽ với bạn Đạo . Kính

XEM NHIỀU NHỨT

BÀI MỚI

Lưu trữ

Bài đăng phổ biến