Tam Thừa là Ba Bộ. Cửu Chuyển là Chín Phép.
THI
NGỌC chẩm lần qua khỏi đỉnh đầu,
HOÀNG môn mới thấy báu linh châu ;
THƯỢNG thừa khuyên trẻ tâm vô ngại,
ĐẾ đạo chừng nên có dễ đâu.
Tam thừa là ba bộ. Cửu chuyển là chín phép.
1. Nhứt bộ, 3 năm đầu gồm 5 chuyển.
2. Nhị bộ, 3 năm giữa gồm 2 chuyển.
3. Tam bộ, 3 năm cuối gồm 2 chuyển.
Phép thứ nhứt : Xá dưỡng bổn nguyên, cứu hộ mạng hữu.
Là mình phải giữ cái xác thân của mình cho y nguyên, cho hoàn toàn thì mới mong cứu được linh hồn cùa mình, không thì phải chết. ( Y nguyên là chưa bị mổ xẻ, cắt bỏ một phần cơ thể ).
Phép thứ nhì : An thần tổ khiếu, hạp tụ tiên thiên.
Là mình phải gom, phải định cái chơn Thần của mình cho nó tóm lại một chổ, đừng cho tản lạc, là ngồi đâu phải chăm chỉ ngó một cái đóm trắng hoặc đen nào trước mắt ; rồi lâu lâu quen thuộc với khí Trời tức là tiên thiên chi khí nên mới gọi là tu Tiên.
Phép thứ ba : Trập (nạp) tàng khí (huyệt), chúng diệu qui căn.
Là luyện Tinh biến ra Khí. Nhờ phép đó, các phép hay đều dồn trong trái tim ; nơi tim máu phân ra các nẻo mạch làm cho mặt mày tươi đỏ, lên đầu bổ óc, làm cho con mắt có thần kêu là nhãn lực.
Phép thứ tư : Thiên nhơn hiệp phát, thể dược qui hồ.
Là sức Trời và sức người hiệp lại mới có thuốc trường sanh thâu vào hồ lô là cái bao tử ; nơi bao tử thuốc phân ra nuôi châu thân, mình mạnh khoẻ, không bệnh hoạn.
Hễ người không bệnh là người đặng trường sanh.
Phẻp thứ năm : Càn khôn giao phối, khử huẩn lưu kim.
Là khí dương và khí âm hiệp lại, trong đó có một phần khí có chất nặng, lóng dồn xuống hiệp thành một cục nằm trong ruột cùng. Cục ấy lâu ngày càng lớn kêu là Thánh Thai hay Thai Tiên cũng vậy.
Phép thứ sáu : Linh đơn nhập đảnh, trưởng dưỡng Thánh Thai.
Phép thứ bảy : Anh nhi luyện hình, xuất ly khổ hải.
Phép thứ tám : Di (an) nội điện, đoan cung minh tâm.
Phép thứ chín : Bổn thể hư không, siêu xuất tam giới.
Lời Thầy dạy thêm :
Đó là đủ phép luyện Đạo Tiên, thố lộ rồi, cho biết Đại Đạo luyện kim đơn không giấu.
Năm phép có giải nghĩa rồi, cứ tu luyện cho đủ 3 năm 8 tháng thì hiểu rõ cái Đạo là gì.
Còn phép thứ sáu thì phải tu thêm 2 năm rưởi thì mới hiểu được. Phép thứ bảy thì phải tu thêm một năm nữa mới biết. Trước sau cộng lại là bảy năm công phu rất cực nhọc thân hình lắm ! Rán thì sẽ được như tôi vậy không sai.
Hai phép kia, thứ tám và thứ chín tôi chưa học được. Muốn thì có lẽ phải rán sức gia công.
Bàng môn, Đạo chánh luyện một kiểu. Nhưng chánh giáo bền lòng cực nhọc nhiều năm như chuyện trồng xoài. Còn Bàng môn luyện 3600 phép thuật gọi là tiểu thuật. Mỗi phép luyện 49 ngày thì được, muốn luyện phép nào tùy ý.
Chánh đạo luyện tự nhiên như nhiên. Bàng môn luyện thấy hình, thấy bóng. Ai luyện chánh đạo mà thấy hình thấy bóng, đó là kiểu Bàng môn, nên phải sửa cách lại cho ngay thẳng ; nếu để lâu ngày khó đem lại đường chánh.
Bàng môn ưa tài sắc vì cái tiểu thuật quyến dụ người đời mê sa gọi là mầu nhiệm. Chánh đạo không mà có, nên dễ thành. Bàng môn có hình phép lạ mà không thành.
Lời phụ thêm của ông Giác Minh lúc còn tại thế :
Đó là đủ chín phép luyện đạo của Thầy truyền.
Trong 3 năm 8 tháng thì tu trong 5 phép đầu. Còn mấy phép kia thì phải tu từ 4 năm sắp lên, nhờ ơn đức Thầy bố hóa lần lần. Cộng là 9 phép hết thảy. Còn 3 năm sau chót là 3 năm công quả đi độ kẻ hữu duyên cho đúng 12 năm thì được chiếu triệu qui hồi cựu vị.
Phép tu luyện như vậy mà mình làm đặng hay không là cũng nhờ ơn đức Thầy bố hóa tùy theo phước đức của mình nhiều hay ít. Vậy nên phải tạo âm chất cho nhiều và thường phải hay lạy vái Thầy hộ độ và đừng giờ phút nào quên Thầy.
Phép Đạo của Thầy, tam thừa cửu chuyển, Đức Ngôi Hai Giáo Chủ viết ra hồi còn sanh tiền và có ghi lại trong cuốn CAO ĐÀI NGOẠI KHUYẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét