TIÊN THIÊN KHÍ TỨC NGỘ KHÔNG

TIÊN THIÊN KHÍ TỨC NGỘ KHÔNG
HÀ THANH CHƯỞNG GIÁO
HUỆ PHÁP THIÊN TÔN
Thầy mừng các môn đồ đệ tử – Thầy miễn phép, các con bình thân.
THI
Đạo là Đường Sáng các con ôi!
Còn nẻo tối tăm, ấy gọi đời
Quyết chí Thiên Đường mau bước tới
Chần chờ Địa Ngục chịu luân vơi.
Luân hồi Địa Ngục thuở nào ra?
Muội trí làm sao thoát ái hà
Mấy thuở Đò Trời qua Bến Giác
Hồng Ân Đại Xá buổi Kỳ Ba.
Kỳ Ba Ngọc Đế bố Hồng Ân
Từ Phụ thương con đọa cõi trần
Xá lỗi tiền khiên oan nghiệp trước
Con mau tu luyện hưởng Hồng Ân.
Từ nay các trẻ ráng lo tu
Chiếu Điển Thầy trên vẹt ngút mù
Dẫn dắt các con từng bước tiến
Bền lòng con trẻ gắng công phu.

              Muôn loài sống trên mặt Đất này đều có Tánh Mạng, cũng đồng tu tiến, tất cả chúng sanh không đi ra ngoài luật ấy. Linh Quang vào trần phải trải qua bao kiếp học hỏi. Phải hy sinh giúp đời, hy sinh thân mạng của mình để nuôi sống kẻ khác, thì Chủ Tể Linh Quang mới được tiến hóa. Cứ bỏ xác này nhập vào xác khác, từ kiếp này qua kiếp kia, loài này qua loài nọ, trải qua muôn kiếp mới làm được con người. Người là Nhơn loại, còn thực vật, động vật, khoáng sản, kim thạch thì gọi là Vật loại. Còn những vi thể cực vi gọi là sanh linh mà kiếp sống ngắn ngủi chỉ bằng một sát na ( 1/90 của giây), một kiếp sống vô cùng ngắn ngủi, sanh linh ấy phải sinh sinh tử tử hằng triệu kiếp rồi mới tiến lên một bực, một kiếp sống dài bằng một giây, rồi vài phút, rồi vài tiếng đồng hồ. Có những sinh vật sống được vài ba hôm rồi chết. Đến loài dã thảo thì sống được một năm, cứ thế mà tiến dần từ lũy kiếp đến tiền kiếp, phải ngàn muôn triệu kiếp mới qua được trung kiếp là cầm thú. 

          Trải qua ngàn muôn kiếp bực trung mới tới bực nhơn loại là đại kiếp. Kiếp Vi Nhơn định hạn Bách Niên, nhưng thế gian ít người được Chín Mươi ( 90 ). Làm người thật rất khó, làm Tiên Phật lại càng khó hơn. Bởi vì kể từ Kiếp Vi Nhơn là bắt đầu chịu Thiên Điều thưởng phạt. Nếu biết sống thuận Thiên Mạng, xả thân giúp đời, vị tha vong kỷ thì được tiến hóa. Nhược bằng mê muội theo hồng trần làm điều nghịch lý, lợi kỷ tổn nhơn thì phải chịu nhiều quả báo, có khi còn thối chuyển xuống thú cầm, thảo mộc là đằng khác.
       Ôi! Khó lắm thay! Thiên Điều định luật !
       Vi Nhơn nan! Vi Nhơn nan !

THẦY GIẢNG VỀ CHAY - MẶN :

      Loài linh vật hay thảo mộc, rau quả ngũ cốc là vật Tiên Thiên tự hóa, là giống vô tình, là vật vô tri, hữu sanh vô giáo, hữu mạng vô tánh, cần phải được tiến hóa hơn, bởi thanh chất phù hợp với Tiên Thiên Khí. Rau quả có màu xanh là do tiếp thụ ánh nắng Mặt Trời, hấp thụ Hạo Nhiên Khí đầy đủ tinh ba Thượng Giới, nên dù phải tiếp độ, ăn chúng, vẫn dụng được cái Thanh Chất ấy mà luyện Mạng hoàn đắc Kim Thân theo các pháp, bởi Thanh Chất phù hợp với Khí Tiên Thiên. Chừng công đầy quả đủ, cởi bỏ xác phàm, Kim Thân thăng thượng mới siêu xuất Tam Giới, ấy là lẽ đương nhiên “Thanh Giả Vi Thiên”.

    Còn như ăn mặn bởi động vật là giống hữu tình có Tánh – Mạng, hữu tri hữu giác do chỗ Hậu Thiên trần cấu, chỗ huyết nhục giao cảm chi tình. 

    Bởi Động là Đất, Tịnh là Trời, Động vật thuộc về Đất sanh, Tịnh vật thuộc về Trời sanh. Cơ Động – Tịnh đã rõ ràng như vậy.

     Người Tu Đơn Luyện Mạng mà nếu ăn mặn thì bị cái huyết nhục sinh động của hồng trần Trược chất thâm nhập, thì Kim Thân bị Điển Trược, dầu có Đắc Hồng Châu, thì Hồng Châu này do huyết nhục tạo thành nên không thể Siêu Xuất Tam Giới mà vẫn bị luân hồi trong cảnh Trược.

     Các con ghi Tâm khắc cốt điều này.

     Lại như ăn chay cũng không nên ép xác khổ hạnh. Bởi vậy, cần ăn uống cho đủ chất, đủ mùi, đủ vị thì mới đủ Tinh Ba để luyện mạng, Ngũ Tạng mới sanh Tinh, mới hườn qui Ngũ Khí. 

     Chất cay nồng thuộc Phế – Kim. Chỉ ăn vừa đủ, không ăn nhiều chất Cay như Ớt, Gừng, Tiêu vì chất Cay Nồng hại Can – Mộc. Ấy là Kim Khắc Mộc sẽ sanh bịnh.

     Chất Chua, The, Chát thuộc Can – Mộc dùng nhiều có hại cho Tỳ – Vị ( Thổ ). Ấy là Mộc Khắc Thổ sẽ sanh bịnh. 

     Chất vị Ngọt, Bùi thuộc Vị là Bao Tử ( Thổ ). Dùng nhiều có hại cho Thận Thủy. Ấy là Thổ Khắc Thủy sẽ sanh bịnh. 

     Chất Mặn, Lạt thuộc Thận Thủy. Dùng nhiều sẽ hại Tim ( Hỏa ). Ấy là Thủy Khắc Hỏa sẽ sanh bịnh. 

     Chất Đắng, Nhẩn thuộc Tim ( Hỏa ). Dùng nhiều hại Phế – Kim. Ấy là Hỏa Khắc Kim sẽ sanh bịnh. 

     Trong việc ăn uống cũng phải cẩn thận để cho Ngũ Tạng điều hòa mà sản suất Tinh Ba, Ngũ Tinh Hoá Ngũ Khí, Ngũ Khí Hóa Ngũ Thần, Ngũ Thần Hóa Ngũ Quang, Ngũ Quang Hườn Phục Hư Vô. Hư Vô thì không còn phân chia, Đắc Nhứt rồi không còn sanh diệt mới vĩnh viễn trường tồn, huyền đồng Vũ Trụ. Đó là tột cùng cái Đạo vậy.              

     Quả Tim là Tâm Thất nghĩa là nhà của Tâmcòn Huyết Mạch là Thể của Tâm, vì huyết mạch châu lưu khắp cùng thân thể, mang Dưỡng Khí nuôi dưỡng các Tế Bào trong thân thể, từ đầu đến chân, chỗ nào cũng có huyết mạch đi tới để trưởng dưỡng. Bởi vậy khi chân đạp gai, tay đụng nhằm Lửa liền cảm giác biết đau, biết nóng. Cái biết ấy do Xúc mà biết, nhờ Tâm Thể là huyết mạch là biết. Nơi nào không có huyết mạch đi tới là chỗ ấy không có sự sống hoặc bị tê liệt thì không có Xúc Giác. Cái biết ấy cũng là Tâm nhưng là của huyết mạch tức Tâm Thể. Còn cái thấy của Mắt đối cảnh thần tri, biết phân biệt màu sắc sự vật, cái biết ấy là Nhãn Thức. Nhãn do Tâm mà có Thức. “Nhãn Thị Chủ Tâm” nhưng đấy gọi là Tâm – Thần là cái Tâm, chung quy cũng chỉ là một Hơi Thở.

     Mà Hơi Thở là cái Khí, mà Khí chính là Tâm ! Tâm có thấp có cao, do chỗ Khí có Trược có Thanh.

     Phàm nhơn Thở thì cái Khí hồng trần là Tâm, một Hơi Thở dùng làm lẽ sống nuôi thân, nhờ Hơi Thở ấy mà có sự sống, dứt Hơi Thở là chết. Dứt Hơi Thở thì không còn gì nữa hết. Mắt còn mà không thấy, Tai còn mà không nghe, Mũi còn mà chẳng ngửi, Miệng còn mà chẳng biết mùi vị nóng lạnh, Thân còn mà chẳng cảm giác đụng chạm tiếp xúc. Vậy thì tất cả cũng chỉ do Tâm.

    Còn Hơi Thở Tiên Thiên là sao ?

     Là chẳng phải Thở bằng mũi miệng mà Thở bằng Tâm. Tiên Thiên chỉ ứng hiện vào Tâm khi cái Tâm được Định, trở về cái Nguyên Thể của nó là Chơn Không. Bởi Tâm không còn một niệm, không tạp tưởng thì trở lại chỗ Tâm Nguyên Thủy là Chơn Không thì phù hợp với Chơn Không của Vũ Trụ, ấy gọi là “Tâm Tâm Tương Cảm”. Cái Tâm đồng thể với Vũ Trụ, ấy là Huyền Đồng thì Khí Tiên Thiên ứng vào Tâm Thể mà hòa cùng huyết quản.

     Khí Tiên Thiên hể Tâm cảm thì nó ứng, chẳng phải do Hơi Thở của phàm phu.

     Bởi thế các con Luyện Đạo cần để Tâm Không mới Tiếp thu được Tiên Thiên KhíTiên Thiên Khí hoặc biến, khó có thể cầm giữ lâu ngày nếu cái Tâm chưa hằng Định. Bởi vậy phải luyện cho được Hằng Tâm. Giữ được Hằng Tâm trong một phút … nhưng mà rất khó, phải dày công phu luyện tập mới đặng.

      Hơi Thở Tiên Thiên vào là Khí mà ra là Thần.

      Nhập Tẩn nghĩa là hít vào bằng Mũi, ( Mũi là Tẩn Môn cửa của Đất ).

      Xuất Huyền là ra tại cửa Huyền Môn tức Nê Hườn Cung cũng gọi là Nam Thiên Môn – Đại Phật Đảnh.

     Vào là Khí mà ra là Thầnđó là Hơi Thở Thiên Tiên. 

      Lúc ngồi Châu Thiên Vận mà cái Tâm được Định, Thần – Khí được vữngTiên Thiên thị hiện, Khiếu Nê Hườn bị Điển Tiên Thiên xung phá, ấy gọi là Xuất Huyền, được như vậy mới là Ấn Chứng, nhược bằng trong lúc công phu mà Tâm còn vọng tưởng lo nghĩ bâng quơ thì Hơi Hô Hấp chỉ còn là hồng trần tạp khí. Vậy sự công phu trong giờ ấy không kết quả. Bởi Nguyên Thể của Tâm là Tiên Thiên Khí, mà nếu Tâm còn tạp nhiễm trần lao thì mất chỗ Tiên Thiên. Có câu:

      “ Phật Tức Tâm – Tâm Tức Phật ”cái Khí Tiên Thiên ấy là Tâm Phật đó. Tâm tưởng Phật là Tâm Không, còn Tâm vọng niệm trần lao là Tâm tà, Tâm vọng. 

      Biết được nó rồi gọi là Ngộ Không, tức là Đắc ĐạoBiết được nó phải thâu nhiếp được nó. Giữ nó cho thường tại trong lòng gọi là có Hằng Tâm. Không biết được Tâm mình thì không thể nào Đắc Đạo, công phu không kết quả thì không thể nào Thành Đạo được. Không biết được Hơi Thở Tiên Thiên thì làm sao biết được Thiên Tướng ( Không Tướng ). 

      Trải qua con đường thiên sơn vạn thủy, muôn hiểm ngàn lao, Ngộ Không cung Ngộ Năng, Ngộ Tịnh phò Thầy đến được Tây Phương, bỏ xác tại Lăng Vân Độ, lìa Bến Mê lên Bờ Giác, bỏ xác phàm mà nhập cảnh Tây Phương. Vào Kiến Phật là Khí đã hóa Thần. Phật truyền lịnh mở Hội Truyền Kinh, Cộng Đồng Chư Phật Mười Phương lại chừng có 500 A-La-Hán Giáng Long Phục Hổ, Bát Đại Kim Cang Thắng Hội. Sau khi Phật Như Lai minh giải về Ba Tạng Kinh, Phật truyền cho A-Nan, Ca-Diếp nhị vị Tôn Giả dẫn Thầy trò Tam Tạng qua Bửu Kinh Các mà phát Kinh. A-Nan, Ca-Diếp nhị vị Tôn Giả lại hỏi Đường Tăng rằng : “ Thánh Tăng từ Trung Thổ đến đây lạy Phật thỉnh Kinh mà có đem lễ chi chăng ?”, Tam Tạng thưa : “ Chỉ có lòng thành ” mà đến đây lạy Phật thỉnh Kinh về Trung Thổ để cứu độ người đời cùng siêu độ âm hồn. Thế rồi nhị vị Tôn Giả phải cho Kinh Không Chữ ( Vô Tự ) mà Bốn Thầy trò Tam Tạng cũng không biết. Ấy là “ Vô Tự Chơn Kinh” dễ gì thế gian biết được ?

      Mà Đường Tăng đã Hiển Đắc Kim Thân lẽ nào không biết Tâm Kinh Vô Tự ? Còn Ngộ Không tức là Ngộ Đạo lẽ nào không biết Vô Tự Chơn Kinh ? Thế rồi Bốn Thầy trò nhận Kinh ấy mà ra khỏi núi. Lúc đó Nhiên Đăng Cổ Phật đã thấu rõ nguyên do bèn sai đệ tử Mạnh Hùng theo lấy Kinh lại, vì biết rằng thế gian Nam Thiệm Bộ Châu là bực thường nhơn muội trí không thể nào tri nổi Tâm Kinh ấy.

      Khi Bốn Thầy trò trở lại ra mắt Như Lai, Phật mới phán bảo nhị vị phát Kinh không có lỗi. Chỗ này Ý Pháp rất quan trọng. Các môn đồ đệ tử muốn 

      Đắc Pháp Thành Đạo thì phải có cả một tấm lòng thành, nguyện chí Tâm hy sinh trọn cuộc đời mình xả thân Hành Đạo thì mới được Pháp Bảođược Kinh Báu Phật ban, mới được Thân Vàng Hiển Chứng. Đó là một sự trao đổi lập ước giữa Thánh với phàm, giữa Tiên với tục. Phàm mà muốn được Bửu Pháp của Tiên ban thì có vật trao đổi, là trọn tấm lòng thành dâng hiến, trọn kiếp sống hy sinh để đánh đổi lấy Đạo, lãnh được Báu Kinh cho mình.

     Cũng như Thầy muốn truyền Đạo cho các con, buộc các con phải dâng Hồng Thệ, phải lập ước với Thầy, phải cam kết cùng Thượng Phụ, phải đem cả cuộc đời, mạng sống của mình để đánh đổi cái Đạo.

      Sau khi Phật thuyết minh, Đường Tăng đã tỉnh ngộ hiểu ý, Phật dạy A-Nan Tôn Giả phát kinh Hữu Tự cho Đường Tăng đem về Trung Quốc. Lần này A-Nan Tôn Giả cũng hỏi một câu là: “ Thánh Tăng từ Trung Thổ đến Tây Phương lạy Phật thỉnh kinh có đem theo lễ gì chăng để hiến dâng lên Phật?”. Đường Tăng mới lấy Bình Bát Vàng dâng lên mà làm của Lễ. Bình Bát Vàng tượng trưng cho tấm Lòng Thành là vật quý nhứt của Đường Tăng để đổi lấy Kinh Báu.

       Một Tạng Kinh Hữu Tự cũng tức là phần Thiên Thơ Quyển Hạ được giao cho Đường Tăng đem về Trung Thổ. Xong Bốn Thầy trò ra khỏi núi Linh Sơn. Phật Quan Âm tra bộ công quả của Đường Tăng trải 13 năm gian khổ cùng bao nhiêu là tai nạn, bèn bạch trình cùng Đức Như Lai xin cho Bát Đại Kim Cang dùng thần thông đưa 4 Thầy trò đem Kinh Báu về Trung Thổ cho kịp trong vòng 8 ngày để trở lại Lôi Âm mới Thành Đạo.

      Bởi khi vào Lôi Âm bái Phật thỉnh kinh gọi là Khí Hóa ThầnĐến khi thỉnh về Đông Độ dâng lên Vua Đường Thế Tôn ấy gọi là Thần Hườn Hư. Xong nhiệm vụ rồi 4 Thầy trò được Bát Đại Kim Cang dùng thần thông hóa gió trở lại Phật cảnh là Thành Đạo gọi là Hư Hườn Vô.

       Như Lai sắc phong cho Tam Tạng đặng thành Chánh Quả là Chiến Đàn Công Đức Phật. Ngộ Không Hành Giả được thành Đấu Chiến Thắng Phật, phục hườn Chơn Thể, không còn mang lốt Mỹ Hầu Vương, cũng không còn Kim Cô Cẩn Thủ, ấy là “ Tướng Thể Quy Minh, Chơn Như Đại Giác”.

      Ngộ Năng được phục hồi Thiên Bồng Chánh Khí, được Phật chỉ phong làm Tịnh Đàn Sứ GiảNgộ Tịnh phục hồi Quyện Liêm Thiên Tướng hình dung tuấn nhã. Được Phật chỉ phong làm La Hán.

      Tam Tạng thần sắc quang minh, ba trò hình dung tuấn tú, chẳng còn mặt người mà lòng thú như xưa “ Thân Phật mà lòng cũng Phật ”. Con Long Mã cũng được A-Nan Tôn Giả dẫn ra ao Hóa Long xô xuống mà hoàn lại kiếp Rồng, vẩy vàng, sừng ngọc, râu bạc, liền bay lên dán vào Long Trụ được Phật chỉ phong làm Bát Bộ Thiên Long. 

      Bốn Thầy trò được thành Chánh Quả ấy gọi là “ Nhứt Thể Tam Thân Đồng Hiển Phật”. Đó là xong cuộc Tây Du, phần Tả Kinh của Thầy đến đây đã mãn. Đàn mai còn một đêm Thầy trò ta hội ngộ tâm sự một lần cuối để rồi chia tay cho đến ngày Long Hoa mới gặp lại.
Canh khuya Thầy mãn Điển Thần
Các con ở lại cõi trần lo Tu.

  Thăng .





Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

google translation

Blogger Tips And Tricks|Latest Tips For BloggersFree BacklinksBlogger Tips And Tricks
English French German Spain Italian Dutch Russian Portuguese Japanese Korean Arabic Chinese Simplified
Powered By google

Tìm kiếm trong Blog này

LỜI NGỎ

Kính quý Huynh Tỷ, Đây là trang cá nhân, các bài được sưu tầm trên mạng để học hỏi và chia sẽ với bạn Đạo . Kính

XEM NHIỀU NHỨT

BÀI MỚI

Bài đăng phổ biến