ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO (12). Luyện kỷ Tu Thân (Đ.7)


ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO (12). Luyện kỷ Tu Thân (Đ.7)


7. LUYỆN KỶ TU THÂN Tại sao phải quy Tam-Bửu, Ngũ-Hành? Đàn 26 Sept. 1936 11 tháng 8 - Bính Tý THI CAO ngôi Thái-Cực chưởng Quần Tiên, ĐÀI thượng Linh-Tiêu, Đạo-Lý truyền; GIÁO hóa âm dương thuần túy nhứt, CHỦ Tâm định tịnh, huệ thông Thiên. Thầy mừng các con. THI BÀI Tiên-Thiên Đạo cao thâm huyền bí, Quy Ngũ-Tam, tu kỷ Luyện Đơn, Giác mê cảnh tỉnh mộng Hồn, Tầm cơ siêu thoát tinh thần Thiêng-liêng. Tam-Thanh vốn Chơn-Truyền Tâm-Pháp, Tam-Giáo quy, phù hạp thiên-nhiên, Nghịch hành phản bổn huờn-nguyên, Thuận hành sa đọa hạ miền trầm luân. Nầy con Đại Đạo trùng hưng! ... Các con biết Khổng-Thánh hạ thủ đầu cơ cùng Hạng-Thác có giữ trai giới chăng? Nghe Thầy giải cho người đời biết mà khỏi lầm: Lúc Đức Khổng-Tử dạy về Nhơn-Đạo thời chưa thông Thiên-Đạo, còn dùng tửu nhục. Đến khi ngộ Đạo cùng Hạng-Thác, Người trì trai, thủ giới, nên mới có câu: “Thiên sanh Khổng-Tử chơn kỳ trí, Tánh Mạng công phu thỉ bất minh, vãng trần lộ ngộ Hạng-Thác vi sư, lão tắc đồ ty thiểu vi tôn”; Cùng câu: “Trai minh thạnh phục, yếu dục dưỡng tinh.” Sau người Châu-Tử chẳng thông thời vụ, học Trung-Dung chưa rồi mà luận đến Thiên-Đạo; lại chê Lão-Tử, Khổng-Tử rằng Luận thuyết “Hư-Vô tịch diệt” là dị đoan. Có phải ấy là ếch nằm đáy giếng, xem Trời nhỏ chăng? Từ Trung-Nguơn đến giờ, cũng có kẻ tu theo Đạo Lão, phân minh Lý thuyết ấy, song chẳng chi chứng rõ bằng Thầy cầm Luật công bình mà phán đoán. Giải về “LUYỆN KỶ TU THÂN” Luyện kỷ là lập cái Tâm cho dứt sự thương yêu, trìu mến, thê thiếp, tử tôn cùng ham muốn mọi sự ở thế gian. Hễ tập đặng như thế thời cái nhơn-tâm dứt rồi Đạo Tâm mới sanh. Người có chí thành, chí kỉnh, tầm sư học Đạo, một lòng cung kỉnh, chẳng vong Mộc Bổn Thủy-Nguyên, thiệt hành Thiên-Đạo thì sẽ đến bực huờn-hư. Huờn-hư là yên tịnh thân tâm. Tịnh cho thuần thục tức là luyện cho cái khí Hậu-Thiên tiếp Tiên- Thiên, hiệp với Tánh Phật Tiên, cùng Hư-Vô Chi-Khí. Hễ huờn-hư là tự nhiên Đạo chuyển (chớ huờn-hư rồi còn chi mà luyện). Bởi nên có câu: “Đạo bất khả tu du ly dã.” (1) Là không chỉ xa Đạo dù chỉ trong tích tắc. Tu luyện để cái Tâm Không mà tưởng Thầy, chẳng nhớ việc qua rồi, không lo sự hiện tại, đừng tưởng sự sắp đến. Tai nghe giọng phù trầm lảnh lót thanh tao mà lòng không vọng động. Mắt thấy việc lạ lùng, xinh đẹp, tốt tươi mà ý chẳng say mê. Đối với cảnh chỉ Tâm Không, cũng như con hát lên hí trường, làm Vua, làm Quan, trải qua cảnh khổ, hưởng đến hồi vui, lúc phải hỉ nộ, khi thời ái ố, song chẳng động lòng mê đắm, vì vẫn biết rằng: “Bao nhiêu sự làm ấy toàn là chẳng thiệt, chỉ giả dối pha trò trong một thời gian ngắn ngủi đó thôi.” Hỡi các con! Các con hãy bền chí, rắn gan mà sớm tối Tu Tâm, Luyện Tánh. Trên có Thầy ban ơn, bố hóa, gìn giữ cho các con; dưới các con hãy bền lòng, chịu những sự khảo đảo, khổ thân mà đền bồi oan trái. Sự Thành Đạo, tuy mau hay chậm do Thầy bố hóa, nhưng cũng phải có các con. Các con cứ lo phận sự vuông tròn. Phàm hễ quy đặng Tam-Bửu, Ngũ-Hành thì đắc thành Tiên Phật; còn tán Tam-Bửu, Ngũ-Hành thì đã đành làm Ma, làm Quỷ. Đời của các con có hai đường: Siêu, đọa. Người biết giác tánh Tu Chơn thì thành Chánh Quả, còn kẻ mê tâm gây họa, tất xa chỗ Bổn-Nguyên.

 THI Luyện dứt Tâm phàm hóa Thánh Tâm, Biết minh Chơn-Lý, Đạo Cao tầm; Men đường Chánh-Giác về nơi cũ, Tự tại an vui thú vị trầm.

+ Vì tại sao mà phải “quy Tam-Bửu, Ngũ- Hành?” Như con người, lo lắng, vọng tưởng, điều nầy, sự nọ thì lao THẦN (Linh-Hồn); còn ham muốn, mơ mộng, phú quý, vinh hoa thì tản KHÍ, bằng say đắm, mê sa tình trường, dục hải thì tổn TINH. Hễ Tam-Bửu hao mòn thì nào khác chi ngọn đèn tàn, dầu hao, tim lụn, leo lét canh khuya, khi mờ, khi tỏ, tất nhiên, một hồi phải tắt ngay. Vả như Tam-Bửu hư hoại thì tự nhiên Ngũ-Hành, Ngũ-Tạng, cũng phải xiêu bè, suy nhược theo nhau. Nguyên con người trong buổi thiếu thời, còn giữ Tánh thiên-nhiên thì đâu biết lo rầu, buồn giận. Mãi đến lớn lên, lần lần nhiễm lấy mùi trần, rồi ham giàu, ham sang mới rắp ranh, trù nghĩ kế nọ, mưu kia, phương nầy chước khác, mà báo hại phải hao cái Chơn-Tâm (Tâm ấy thuộc Hỏa). Đến khi mưu kế định rồi, lại còn phấn đấu, tranh đua để đạt sao cho kỳ được mục đích mới nghe, thì báo hại tới phải lao Can (Can ấy thuộc Mộc). Bây giờ mục đích đạt xong, đã sang, đã giàu thì lại đâm ra muốn vui xác thịt, nên bể dục sóng tình tha hồ đắm đuối ngày đêm, báo hại thêm ra hao Thận (Thận ấy thuộc Thủy). Đã vui sắc dục thì phải khoái ngọt bùi, nên lại kiếm tầm hải vị sơn trân, sát mạng thượng cầm, hạ thú để làm cho khoái đã sự thèm ngon của miệng lưỡi, mà lắm khi chất độc món khác cũng chẳng hề từ, thành ra bịnh tùng khẩu nhập mà báo hại cho phải hao Tỳ (Tỳ ấy thuộc Thổ). Lại khi ăn uống no say, ngon khoái rồi thì bị những vật thực bằng huyết nhục kia nó mới phát sanh ra tánh người táo bạo, hung hăng, ganh gổ, độc ác và háo thắng, tự phụ, máu nóng ham sân mà báo hại thêm còn hao Phế (Phế ấy thuộc Kim). Đó là Ngũ-Hành đã suy mà Ngũ-Tạng đã nhược. Vậy nên người tu phải: Không ham giàu, không ham sang, không ham ngon, không ham dục, không không, không hết ráo; Thế mới thành công. THI

 Làm người đồng đứng bực Tam-Tài, 
 Giữ vẹn tinh anh, gái với trai;
 Luyện Đạo phân thanh cùng khử trược, 
 Thành công Đắc Quả lánh Trần Ai.
   Thầy ban ơn các con. 
Thăng./. 
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

google translation

Blogger Tips And Tricks|Latest Tips For BloggersFree BacklinksBlogger Tips And Tricks
English French German Spain Italian Dutch Russian Portuguese Japanese Korean Arabic Chinese Simplified
Powered By google

Tìm kiếm trong Blog này

LỜI NGỎ

Kính quý Huynh Tỷ, Đây là trang cá nhân, các bài được sưu tầm trên mạng để học hỏi và chia sẽ với bạn Đạo . Kính

XEM NHIỀU NHỨT

BÀI MỚI

Lưu trữ

Bài đăng phổ biến